/ 40
354

ĐỆ TỬ QUY GIẢNG GIẢI

CON ĐƯỜNG ĐẠT ĐẾN NHÂN SINH HẠNH PHÚC

TẬP 20

Chúng ta vừa nói đến người xưa rất trọng tình nghĩa, việc này đều được biểu lộ với người thân, bạn bè. Cho nên Lý Bạch đã viết bài thơ “Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng”, trong đó có đoạn:

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu

Yên hoa tam nguyệt hạ Dương Châu

Cô phàm viễn ảnh bích không tận

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.


Bạn từ lầu Hoàng Hạc lên đường

Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng

Bóng buồm đã khuất bầu không

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.

“Cô phàm viễn ảnh bích không tận”. Ông tiễn bạn là đợi đến khi hoàn toàn không còn nhìn thấy bạn nữa thì mới quay về. Tình nghĩa đó, tâm lưu luyến đó của ông đối với bạn đã biểu lộ ra trong lúc tiễn biệt bạn.

Trẻ nhỏ hiện nay có thể viết được áng thơ như vậy không? Rất khó. Bởi vì trẻ nhỏ hiện nay không có tâm cung kính và tương đối nôn nóng, bồn chồn. Vì vậy chúng ta cũng trong những lễ nghi này mà trưởng dưỡng lòng cung kính của trẻ đối với người khác.

Mấy hôm trước, người anh kết nghĩa của tôi từ Đài Trung đến nghe tôi diễn giảng. Sau khi nghe được hai tiết thì lại có việc gấp nên buổi chiều hôm đó anh phải ra đi. Anh nói không đến nghe tôi giảng thì anh cảm thấy rất tiếc. Sự ủng hộ của anh đối với tôi không nói cũng biết, anh thật sự rất ủng hộ tôi. Sau đó tôi liền tiễn anh đi một đoạn cho đến lúc anh lên tàu lửa. Khi tàu lửa đã rời khỏi, tôi vẫn cứ mãi đứng ở đó, “đợi người đi, hơn trăm bước”. Bỗng nhiên nhớ đến quen biết với anh mười năm nay, rất nhiều quyết định của tôi anh đều rất ủng hộ. Tuy rất nhiều lần tôi bị thất bại, nhưng anh vẫn luôn luôn tín nhiệm tôi. Anh nói: “Chỉ cần em giữ cái tâm ban đầu này đối với mọi người, đối với xã hội, thì nhất định sẽ làm được những việc lợi ích cho người khác”. Cho nên anh luôn luôn quan tâm tôi. Mấy năm nay, anh nhìn thấy tôi tập trung tinh thần vào giáo dục anh cũng rất vui, rất yên tâm.

6.      Kinh văn:

“Trưởng giả lập, ấu vật tọa. Trưởng giả tọa, mệnh nãi tọa”.

“Người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi. Người lớn ngồi, cho phép ngồi”.

Khi người lớn đứng thì người nhỏ chúng ta không được ngồi. Khi người lớn bảo chúng ta ngồi thì chúng ta mới ngồi. Đây là lễ nghi tiến thoái. Học lễ nghi cũng phải học cho linh hoạt, không nên học cứng nhắc. Ví dụ nhìn thấy người khác thì phải hành lễ, phải cúi chào, nhưng khi quý vị đang trong thang máy rất chật hẹp, bỗng nhiên nhìn thấy chú của quý vị đến, quý vị có nên cúi chào ông không? Nếu cúi chào thì có thể người bên cạnh đều bị quý vị hất qua một bên. Cho nên học lễ phải vận dụng cho linh hoạt. Vừa rồi giáo sư Trương cũng nói khi trong nhà vệ sinh thì không nên hành lễ cúi chào, mà đợi đi ra rồi hãy chào. Chúng ta phải tùy theo tình thế, tùy tình hình mà vận dụng.

Có một vị thầy giáo cũng đã học “người lớn ngồi, cho phép ngồi”. Khi ông đến một đơn vị khác để trao đổi với người phụ trách nơi đó, đối phương là người nữ, cả hai đứng nói chuyện rất lâu thì người phụ nữ này liền ngồi xuống. Nhưng bởi vì thầy giáo của tôi xem cô là người lớn, “Người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi. Người lớn ngồi, cho phép ngồi”, người lớn chưa cho phép nên ông vẫn tiếp tục đứng. Người phụ nữ này nói chuyện cứ phải ngước mặt lên, bởi vì ông rất cao mà cô thì ngồi, nên cô cảm thấy đầu rất mỏi. Cô nói: “Anh ngồi xuống đi, cổ của tôi sắp không chịu nổi rồi!”. Khi chúng ta nhìn thấy người khác cứ phải ngước đầu lên nhìn, thì không cần đợi người lớn bảo chúng ta ngồi, chúng ta cứ ngồi xuống thật tự nhiên. Học không nên học cứng nhắc.

Có một bé gái khoảng chừng vài ba tuổi, một hôm đi dạo chơi cùng với cha mẹ và bà ngoại trong công viên. Cha của bé ngồi đó xem báo, cô bé thì ngồi trên chiếc ghế dài. Bỗng nhiên bà ngoại của cô bé đi đến, cô bé liền nhảy xuống. Bởi vì chiếc ghế đó tương đối cao, cô bé nhảy xuống không đứng vững nên chúi về phía trước, ngã xuống. Bà ngoại và cha của cô bé đều cảm thấy rất kỳ lạ, liền vội vàng đứng lên đỡ cô bé dậy và hỏi: “Con làm gì mà phải nhảy xuống vậy?”. Cô bé trả lời: “Người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi, bởi vì bà ngoại đến nên con vội vàng nhảy xuống”. Việc này khiến người cha rất xấu hổ. Cả bà ngoại đến người cha vẫn thờ ơ ở đó xem báo, vậy mà đứa con gái mới hai - ba tuổi của anh đã biết đứng lên chào bà và nhường chỗ. Hậu sinh khả úy! Đứng trước những em bé học sách Thánh Hiền này, chúng ta cũng cố gắng học tập giống như các em vậy, thực hiện được “Đệ Tử Quy”.

/ 40