/ 51
916

ÐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN KINH GIẢNG KÝ

Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Tập 22 (Số 14-12-22)

Xin mở cuốn Khoa Chú quyển trung, trang bốn mươi hai, xin xem kinh văn:

 

Như thị chi nhân, hiền kiếp thiên Phật diệt độ, cơ hủy chi báo, thượng tại A Tỳ địa ngục thọ cực trọng tội.

如是之人。賢劫千佛滅度。譏毀之報。尚在阿鼻地獄受極重罪。

Những kẻ như thế, sau khi một ngàn đức Phật trong Hiền Kiếp diệt độ cả, vì tội báo khinh chê nên vẫn còn ở trong địa ngục A Tỳ chịu tội cực nặng.

Chúng ta nhất định phải hiểu rõ, phải rành rẽ vấn đề này, tại sao đối với việc này lại kết tội nặng như vậy? Chúng ta coi xã hội hiện nay những người tạo tội nghiệp này, chúng ta thường có thể nghe đến, có khi cũng thấy được. Mọi người đều coi thường chuyện này, cho rằng đây là mê tín, cho rằng nên phá trừ những chuyện mê tín này, đâu biết rằng chịu quả báo nặng nề như vậy? Hủy báng Tam Bảo, bất luận bạn cố ý, vô ý đều là tội nặng, trong các ác nghiệp chẳng có thứ nào nặng hơn chuyện này. Nguyên nhân là như Phật nói trong kinh, Tam Bảo là nhãn mục của trời, người, Tam Bảo là nhân duyên chúng sanh được độ, bạn đoạn mất cơ hội được độ của hết thảy chúng sanh, tội đó sẽ rất nặng. Bạn giết hại một người, giết hại sinh mạng, trong kinh nói bốn mươi chín ngày thì người đó đi đầu thai trở lại, do đó tội sát sanh nhỏ, tội đoạn dứt huệ mạng của chúng sanh mới lớn. Khi kẻ ấy được thân người, nếu phước báo cõi người của họ chưa hưởng hết, vẫn còn dư phước cõi người, trời; khi bạn giết kẻ ấy, chẳng bao lâu họ được thân người trở lại, vì phước báo của họ chưa hết, họ phải hưởng phước tiếp.  Phước báo lớn thì rất nhanh sẽ được thân người, mấy ngày thì họ sẽ đầu thai trở lại. Phước báo kém một chút thì cũng chẳng qua bốn mươi chín ngày như nói trong kinh, họ sẽ sanh tới cõi người trở lại, đây là nói rõ tại sao tội giết sinh mạng chẳng nặng. Nhưng cơ hội gặp được Phật pháp khó lắm, kệ khai kinh nói: “Trăm ngàn muôn kiếp khó gặp gỡ”, lời này là thật, chẳng giả. Khi bạn được thân người, chưa chắc bạn có cơ hội nghe đến Phật pháp, huống chi được thân người thì cũng tương đối không dễ. Thời gian đức Phật xuất hiện tại thế gian chẳng dài, thời gian chẳng có Phật pháp quá dài, quá dài đi thôi, làm sao bạn sanh ra nhằm lúc có Phật ra đời được!

Trong kinh đức Phật nói với chúng ta một người tu hành cần phải phải trảỉ qua ba A Tăng Kỳ kiếp, thời gian này quá dài, quá dài. Tại sao cần có thời gian dài như vậy? Vì trong quá trình tu học, thời gian có cơ duyên gặp được Phật pháp rất ngắn, thời gian chẳng có cơ duyên rất dài, khi chẳng có cơ duyên thì bạn sẽ thoái chuyển, sẽ đọa lạc. Gặp được Phật pháp thì tiếp tục bắt đầu trở lại. Cứ đứt đoạn, ngưng xong rồi tiếp tục lại, thời gian tu hành ngắn, thời gian ngưng [chẳng tu] thì dài, thế nên mới cần ba A Tăng Kỳ kiếp, thời gian dài như vậy. Nếu tu hành cứ tiếp tục chẳng ngưng giữa chừng thì đâu cần thời gian dài như vậy? Chẳng cần. Tam Bảo là một cơ duyên chúng sanh nghe pháp tu học được độ, công đức của người sáng tạo cơ duyên này vô lượng vô biên, sáng tạo cơ duyên là nhằm đem lại lợi ích cho chúng sanh, chẳng vì lợi ích cá nhân mình. Nói thật ra vì chúng sanh thì tự mình mới thật sự được lợi ích; vì mình thì lợi ích của bạn sẽ rất nhỏ. Xây Niệm Phật Đường ở đây, những đồng tu lãnh chúng (hướng dẫn), những pháp sư, tối hôm qua tôi nói với họ, có phải Niệm Phật Đường là của địa phương ấy không? Chẳng phải. Niệm Phật Đường này là của Tịnh Tông toàn thế giới, trên địa cầu này của chúng ta, các đồng tu phát tâm niệm Phật cầu vãng sanh đều có thể đến Niệm Phật Đường này để niệm Phật, lại để nhìn và bắt chước, để học tập, do đó Niệm Phật Đường thuộc về cả thế giới.  Tâm lượng của bạn phải mở rộng, nhãn quan phải lớn, rộng, sau đó mới biết sứ mạng này rất nặng nề, nhất định phải làm việc này cho hoàn hảo. Như thế nào mới làm được thiện mỹ đến cùng cực? Tôi nhắc nhở mọi người mỗi ngày phải cải tiến, không thể làm theo ý tứ của mình. Mỗi ngày phải dùi mài lẫn nhau, phải thỉnh giáo mọi người. Vì tự mình rất khó phát hiện khuyết điểm của mình, phải dùng tâm chân thành thỉnh giáo người khác.  Những đồng tu đến Niệm Phật Đường, có chỗ nào cảm thấy không thuận tiện thì xin họ nói ra, chúng ta lập tức cải thiện. Mỗi ngày đều hỏi, mỗi ngày đều cải tiến, một ngày không cải tiến thì là một ngày không có tiến bộ. Nếu bạn hỏi cải tiến tới lúc nào mới viên mãn? Tới lúc mọi người đều thành Phật. Khi mọi người chưa thành Phật, còn ở ngôi vị Đẳng Giác thì vẫn phải mong cầu cải tiến, cầu người ta phê bình, xin người ta chỉ giáo, được vậy thì việc này mới làm được thiện mỹ rốt ráo. Cố chấp thành kiến của chính mình, chẳng chịu người khác phê bình thì đạo tràng này làm sao có tiến bộ?  Làm sao đúng như pháp?.

Nguồn: www.niemphat.net

/ 51