Trong Vòng Sinh Diệt
5.175
Trong Vòng Sanh DiệtTác giả: Ajahn Chah
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Người dịch: Tuyết Hồng và Khôi Nguyên
Người đọc: Kiều Hạnh, Tuấn Anh, Huy Hồ
Ajahn Chah sinh năm 1918, mất năm 1992, và một vài đồ đệ đã xây dựng một ngôi chùa trong một khu rừng hoang vắng thuộc vùng đông bắc Thái Lan. Sống cuộc đời thanh đạm của một nhà sư khổ hạnh tại sơn tự rất giống với những gì Phật tổ đã làm cách đây hơn 2500 năm. Sự hiện diện, những hướng dẫn đầy vị tha và phong thái thuyết giảng mạch lạc của ông đã thu hút nhiều thiện nam tín nữ cùng tăng nhân, và rồi chùa chiền mọc như nấm khắp Thái Lan và các nước phương Tây.
Bằng cách chỉ ra sự gần gũi của pháp, Ajahn Chah đã làm sáng tỏ những khái niệm của Phật giáo để hầu hết người nghe có thể nắm bắt được ý chính. Ông đã dạy dân làng biết cách xử lý cuộc sống gia đình, nhưng ông cũng nói cho họ nghe về những cách tu hành để giác ngộ, ông có thể hướng dẫn một nhóm khách mới gặp lần đầu về những nền tảng đạo đức không phải bằng thái độ dạy đời mà chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở và truyền sang họ niềm hạnh phúc lan tỏa. Hoặc ông có thể quở mắng một số nhà sư, cũng như các thiện nam tín nữ địa phương ngay trước mặt đám đông. Ông có thể bắt đầu bài diễn thuyết bằng cách cắt nghĩa chi tiết các ý niệm cơ bản nhất của Phật giáo và dường như không thay đổi giọng điệu khi nói về những giáo pháp thâm sâu. Ajahn Chah không phải là người khắc khe về tính nhất quán trong việc sử dụng thuật ngữ, ông không nhìn sách và không bao giờ dàn ý trước nội dung của buổi nói chuyện, nhưng ông đã làm những bài thuyết giảng trở nên rất thực tế và dễ hiểu. Đối với người chưa được học, ông sẽ nói, đừng bao giờ suy nghĩ về ngũ uẩn, về sắc thọ tưởng hành thức, quá nhiều thứ, chỉ cần nói thân và tâm, vậy là đủ rồi.
Dù không thường xuyên trích dẫn kinh Phật, ông vẫn có thể giải thích rõ những thuật ngữ trừu tượng khi cần, ví dụ bài nói chuyện về căn bản của niệm, Ajahn Chah đơn giản nói rằng khi chúng ta nhận ra thể xác là vô thường là khổ là không phải của chúng ta hay bản thân chúng ta, đó chính là thấy được thể xác bên trong thể xác. Đôi khi ông nhấn mạnh ba tính chất của Thiền Minh Sát: "Vô thường, khổ đau và vô ngã", nhưng những điều này chỉ là công cụ để ông chỉ ra một thứ khác.
Ajahn Chah giải thích khái niệm Anattà (vô ngã), khi không có tôi và của tôi, thì sẽ không có ai chết cả, ngũ uẩn của sự tồn tại xuất hiện và mất đi nhưng chúng ta đừng đặt bản thân vào chúng, hay tin rằng chúng là chúng ta hay của chúng ta thì chúng ta sẽ không chết đi cùng chúng, và do đó không còn đau khổ vì chúng nữa, đó chính là giải thoát. Nhưng hơn tất cả, Ajahn Chah đã đặt cơ sở thuyết giảng của mình trên Anittà (vô thường) như là trọng tâm ban đầu của tu hành, đây là chìa khóa để mở ra cánh cửa đi vào pháp Dhamma và dẫn dắt tâm thức đến những khía cạnh khác của trải nghiệm.
Những điều ngạc nhiên luôn hiện diện trong cách thức thuyết giảng và rèn luyện đồ đệ, ông thường xuyên điều chỉnh thời gian biểu trong ngôi chùa, cách ông đối xử với những đồ đệ có vẻ khó hiểu, nhưng nếu tu theo những hướng dẫn của ông sẽ đưa chúng ta đến trải nghiệm trực tiếp và đến một thị kiến sáng suốt.
(Lời giới thiệu)