Kinh Điển Đại Thừa    

Phật Nói Kinh Công Đức Ruộng Phước 64kbps

1.514
Phật Nói Kinh Công Đức Ruộng Phước
Người dịch: Thiền sinh Thích Tuệ Tông
Người đọc: Kim Phụng, Anh Tuấn

Trong kinh Đăng Chỉ ghi: Người nghèo cùng giống như ở địa ngục: không có chỗ nương tựa cậy nhờ, lòng buồn lo xốn xang hơn lửa đốt, nhan sắc suy tàn, mất vẻ uy dung, thân thể ốm yếu, đói khát bức bách, hai mắt lõm sâu, da bọc xương, gân mạch nổi lên, đầu tóc bù xù, tay chân teo tóp, da dẻ xanh xao, toàn thân nứt nẻ... Người nghèo cùng giống như cây không hoa, nên ong bướm chẳng vãng lai; như cỏ lá bị sương muối nên tàn tạ héo úa; như hồ cạn nước, nên hồng nhạn không bay đến; như rừng bị thiêu đốt nên các loài hươu nai bỏ đi; như ruộng lúa đã gặt xong nên không có người đến nhặt. Ngày nay nghèo khổ, kể chuyện giàu sang ngày trước thì mọi người không tin, cho là nói khoác. Người nghèo cùng không biết về đâu, giống như cánh đồng bị thiêu rụi thành tro không ai thích đến; [54b] như cây khô không bóng mát, nên mọi người không muốn dừng chân; như lúa non bị sương móc không thể thu hoạch. Người nghèo dù nói đúng, người khác cũng cho là sai, hoặc có làm điều tốt, mọi người cũng cho là xấu. Nếu làm nhanh thì người trách thô tháo, nếu thong thả thì bị trách là làm cao. Giả sử khen ngợi thì người ta cho là dua nịnh, nếu không khen ngợi thì người ta cho là chê bai... Người giàu sang có uy đức lớn, dáng vẻ thong dong, tâm lượng rộng lớn, đầy đủ lễ nghi, hay sinh trí dũng, gia nghiệp hưng thịnh, quyến thuộc thuận hòa, tiếng tốt vang xa. Nhưng tất cả người đời cũng không nên tham đắm phú quí vinh hoa; được trời người tôn quí cũng không nên quá thích. Phải biết nghèo hèn rất khổ sở, muốn chấm dứt sự nghèo khổ thì không nên bỏn xẻn, tham lam”. Bố thí như đem tiền của ra khỏi nhà cháy ví như nhà bị lửa cháy, người khôn ngoan biết rõ tình thế, lửa chưa đến kịp, gấp đem tài vật ra ngoài; nhà tuy bị cháy hết mà tài vật vẫn còn, để sau làm nhà lại. Người ưa bố thí cũng như vậy. Biết thân mong manh, tài vật vô thường, lo tu phước kịp thời, giống như từ trong lửa đem tài vật ra, đời sau được hưởng vui. Cũng như người kia còn sửa lại nghiệp nhà, phước tốt tự an vui. Người u mê thì chỉ biết tiếc cái nhà, vội tìm cách cứu chữa. Cuồng ngu mất trí, không lường thế lửa, gió mạnh cháy bừng, đất đá cháy sém, giữa tiếng ầm vang, hỏng hết mất sạch. Nhà đã không cứu được, mà tài vật cũng mất hết, đói rét lo khổ suốt đời. Người có tâm tham tiếc cũng như vậy. Không biết thân mạng vô thường, khó bảo toàn giây lát, mà lại cứ gom chứa giữ gìn luyến tiếc, chết đến không hẹn, bỗng chốc chết mất, thân mình cùng cây đất đồng trôi đi, của cải cùng vật ủy thác đều bỏ hết. Cũng như người ngu, lo khổ mất hết sanh kế. Người ưa bố thí, được người kính phục. Như mặt trăng mới mọc chẳng ai không ưa. Tiếng tốt danh lành đồn khắp thiên hạ, được người quy ngưỡng, mọi người đều tin. Người ưa bố thí, được quý nhân tưởng nhớ, tiện nhân kính trọng. Khi sắp mạng chung, tâm không sợ hãi. Quả báo như vậy, được trong đời này, thí như trồng hoa; có quả lớn vô lượng, là phước của đời sau, trong vòng sanh tử luân chuyển, qua lại năm đường, không có người thân để có thể trông cậy, chỉ có phước bố thí, hoặc sanh lên trời, trong loài người, được quả báo thanh tịnh, đều do bố thí. Ðức của bố thí đưa đến giàu sang hoan lạc, người trì giới thì được sinh lên trời, thiền trí tâm tịnh, không có nhiễm trước, thời được đạo Niết-bàn. Phước của bố thí là tư lương của đạo Niết-bàn. (Trích "Bố thí có lợi ích gì?")
Zip