Kinh Thủ Lăng Nghiêm - CS Tâm Minh Lê Đình Thám dịch
6.444
Kinh Thủ Lăng NghiêmNgười dịch: Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám
Nhà xuất bản: Tôn Giáo
Người đọc: Thy Mai, Bình Nguyên, Thùy Tiên, Ngọc San, Tuấn Anh, Kiều Hạnh, Ngọc Quyên
Các kinh điển của Phật giáo đều là trọng yếu cả. Kinh Lăng Nghiêm lại càng đặc biệt. Nơi nào có kinh Lăng Nghiêm tức nơi đó có chánh pháp. Kinh Lăng Nghiêm mà không còn thì lúc đó là mạt pháp. Tín đồ Phật giáo chúng ta phải mang hết tâm trí, và mồ hôi nước mắt để ủng hộ bộ kinh này.
Kinh Pháp Diệt Tận có nói: "Tới lúc mạt pháp, kinh Lăng Nghiêm diệt đầu tiên, sau đến các kinh khác". Nếu quả kinh Lăng Nghiêm không bị diệt, thì chánh pháp hiện tiền, cho nên Phật giáo đồ chúng ta quyết lấy mạng sống ra để hộ trì, lấy mồ hôi nước mắt để hộ trì, lấy chí nguyện để hộ trì kinh Lăng Nghiêm. Kinh Lăng nghiêm mà tồn tại mãi với thế gian, được phát huy rộng lớn, lưu thông tới tận từng hạt bụi vi trần, phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới, và tới tận cùng hư không khắp các pháp giới, nếu được như vậy thì chánh pháp quả là sáng sủa rực rỡ.
Kinh Lăng Nghiêm là thân của Phật, là xá-lợi của Phật, là tháp miếu của Phật. Trong kinh Lăng Nghiêm có 4 loại giáo huấn thanh tịnh, có 25 vị Thánh thuật lại kinh nghiệm viên thông và có nói tới 50 cảnh giới ấm ma. Những pháp này có thể ví như cái kính chiếu yêu, khiến cho bàng môn ngoại đạo phải lộ hết nguyên hình, yêu ma quỷ quái hết chổ ẩn náu.
Người học Phật pháp nên hiểu thấu đáo nghĩa lý kinh Lăng Nghiêm, để có thể đề xướng kinh này ở khắp mọi nơi, tuyên dương, giải thích và hộ trì kinh này, ngỏ hầu giữ cho chánh pháp trụ thế, cho tà pháp bị tiêu diệt. Ðó chính là trách nhiệm của tất cả Phật giáo đồ.
Tôi mong cầu những ai niệm kinh Lăng Nghiêm, giảng kinh Lăng Nghiêm, tuyên dương kinh Lăng Nghiêm, lưu thông kinh Lăng nghiêm, tất cả đều sớm thành Phật đạo.
(Trích Khai Thị - hòa thượng Tuyên Hóa)