Loại Khác    

Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh III - Thích Chơn Thiện

1.405
Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh III
Tác giả: Thích Chơn Thiện
Nhà xuất bản: Tôn Giáo
Người đọc: Huy Hồ, Tuấn Anh


Lúc Thế Tôn đang trú ở thị trấn Devadaha của các vị dòng dõi Thích Ca (Sakka), Thế Tôn thuật lại cho các Tỷ kheo nghe một cuộc trao đổi giữa Thế Tôn với các Sa-môn, Bà-la-môn Nigantha (Ni-kiều-tử) về chủ trương không đúng, không hợp về thuyết Nghiệp (kamma).

Các Sa-môn, Bà-la-môn Nigantha có chủ trương, tri kiến rằng:

"Phàm cảm giác gì con người cảm thọ (lãnh thọ), lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, tất cả đều do nhân các nghiệp quá khứ. Do sự đốt cháy, đoạn diệt các nghiệp quá khứ, do sự không tạo tác các nghiệp mới, sẽ không có diễn tiến đến tương lai. Do không có diễn tiến đến tương lai, nghiệp đoạn diệt; do nghiệp đoạn diệt, khổ được đoạn diệt; do khổ đoạn diệt, cảm thọ được đoạn diệt; do cảm thọ được đoạn diệt, tất cả khổ sẽ diệt tận".

Chủ trương trên của Nigantha chỉ hợp lý (hợp lý nhưng chưa chắc đã đúng, thật) nếu các Nigantha tự mình biết rõ các điểm sau đây mà Thế Tôn đã nêu ra:

1. Các Nigantha biết rằng: Trong quá khứ họ hiện hữu, họ không hiện hữu?
2. Các Nigantha biết rằng: Trong quá khứ họ có tạo ác nghiệp, họ không tạo ác nghiệp?
3. Các Nigantha biết rằng: Trong quá khứ họ có tạo ác nghiệp như thế này, như thế kia?
4. Các Nigantha biết rằng: Khổ mức độ như thế này đãõ được diệt tận, hay khổ mức độ như thế này cần phải được diệt tận; hay với sự diệt tận khổ mức độ như thế này, tất cả khổ sẽ được diệt tận?
5. Các Nigantha biết rằng: Sự đoạn tận các bất thiện pháp ngay trong hiện tại hay sự thành tựu các thiện pháp?

Các Nigantha đều trả lời với Thế Tôn rằng: họ không biết như vậy về năm điều Thế Tôn hỏi trên.

Rồi Thế Tôn khai mở tâm cho các Nigantha về điểm không hợp lý của họ khi chấp nhận quan đi về Nghiệp đã nêu trên. Thế Tôn đặt ra câu hỏi để các Nigantha đi đến xác nhận rằng:

- Khi các Nigantha tinh tấn tinh cần (để hành hạnh tự hành khổ của họ) thì họ lãnh thọ các cảm giác đau đớn, thống khổ.
- Khi họ không tha thiết tinh tấn, tinh cần (...), thì họ không lãnh thọ các cảm giác đau đớn, thống khổ.

Nếu thế thì cảm giác thống khổ hiện tại này đã không do Nghiệp quá khứ tạo ra. Đây là điều không hợp lý khi họ chấp nhận chủ trương quan điểm về nghiệp nêu trên.

(NỘI DUNG KINH DEVADAHA)
Zip