Đức Đạt Lai Lạt Ma    

Những Giáo Lý Thiết Yếu Của Đại Thừa

1.824
Những Giáo Lý Thiết Yếu Của Đại Thừa
Tác giả: Đức DaLai LaMa XIV - Tenzin Gyatso
Nhà xuất bản: Thiện Tri Thức
Người dịch: Đương Đạo
Người đọc: Tuấn Anh


Với một tâm thức cao cả, trong sạch và rộng lượng, chúng ta sẽ phát tán niềm vui chung quanh chúng ta, chúng ta sẽ cảm thấy an bình lớn lao và có thể truyền thông nó cho những người khác.​

Mỗi lần gởi một bản sao cuốn sách, tôi thường nói, “Đây là sự hướng dẫn sáng suốt nhất cho tâm thức mà tôi biết của một người thức tỉnh nhất trên hành tinh này.”

Phần đầu là một loạt các buổi nói chuyện ở Bodh Gaya cho dân chúng của ngài về “Con Đường của Bồ Tát”, một tác phẩm thiêng liêng. Bởi vì ngài nói với dân chúng của mình, Đức Dalai Lama nói trực tiếp, mạnh mẽ, không e ngại những nhận định “chính trị” và với một sự sáng chói sâu cay về tâm lý và với sự thành thật, nó luôn luôn là một phần nhân cách của ngài nhưng biểu lộ ở đây rõ ràng hơn bất cứ bản văn nào khác đã xuất bản mà tôi biết. Trong khoảng trên dưới một trăm trang đẹp đẽ và thuyết phục, ngài đưa bạn vào điều bạn mong muốn với tất cả con người của mình đạt đến giác ngộ nhân danh tất cả chúng sanh và điều yêu cầu và ý nghĩa, về nguyện vọng, tình thương, sự tha thứ kiên định những kẻ thù, và công việc không ngừng làm hao mòn mọi khuynh hướng tiêu cực chia cách tất cả chúng ta với nhau.

Trong bản văn thứ hai, “Chìa Khóa của Trung Đạo”, ngài bàn luận với sự sáng suốt chính xác và thông tuệ - trong một cách khiến cho độc giả tận tụy có thể thực sự thoáng thấy và cảm thấy nhờ sự trình bày của ngài về cái thấy tánh Không một cái gì trong sự tự do cao vút của nó - những nhà thần bí vĩ đại nhất của truyền thống Đại thừa đã biểu lộ hiểu biết của các ngài về bản tánh của thực tại như thế nào. Thế là trong một cuốn sách nhỏ, các bạn có những trình bày kỳ diệu về cái mà người Tây Tạng gọi là hai phương diện tương nhập của tâm giác ngộ: lòng bi vô biên của nó và trí huệ tánh Không của nó.

Tôi nhớ lại một giây phút ở Oslo khi Đức Ngài đang nói chuyện với một nhóm nhỏ về những khổ đau của Tây Tạng và thế giới hiện đại nói chung. Trong một giây phút khó quên, sự điềm tĩnh của ngài dao động và nước mắt chảy dài trên má và ngài nói, “Đôi khi lòng bi không thể chịu đựng được nếu không có trí huệ về tánh Không.”

Tôi thường nghĩ đến phút giây ấy và điều ngài nói khi tôi nghĩ đến công việc nặng nhọc bao la của sự chuyển hóa đang thách thức toàn thể nhân loại như nó thách thức Ngày Tận Thế. Tương lai tùy thuộc vào việc chúng ta học hợp nhất lòng bi với “trí huệ về tánh Không” như thế nào, cả chăm sóc đủ và làm việc với đủ sự không bám chấp đầy vô ngã ở giữa sự hỗn độn dữ dội và thiêu đốt như thế nào. Cho tương lai đó, cuốn sách này là một món quà kỳ diệu, món quà của một con người kỳ diệu mà tấm lòng và tâm trí bao la như vũ trụ, mà cuộc đời là của một anh hùng đích thực và khiêm tốn của chân lý, người đã đem vào thực hành ngày này sang ngày nọ, trong những điều kiện khủng khiếp và bi thảm, đại nguyện của Bồ tát hạnh của Shantideva,

Giống như đất và các đại chủng và cũng bao la như không gian vô tận,
Hãy để tôi làm nền tảng sống động của tình thương cho vô số chúng sanh.​

Andrew Harvey
San Francisco, California Tháng Mười Một, 1994
Zip