Luận Giảng Vấn Đáp Về Tiến Trình Tu Chứng Và Thành Đạo Của Đức Phật - Thích Thông Triệt
1.397
Luận Giảng Vấn Đáp Về Tiến Trình Tu Chứng Và Thành Đạo Của Đức PhậtTác giả: Thích Thông Triệt
Nhà xuất bản: Diệu Pháp Âm
Trải qua gần 6 năm khổ hạnh khốc liệt đến độ chỉ còn da bọc xương và té ngất xỉu, nhờ nhận được bát sữa cừu của cô bé chăn cừu, bồ tát Cồ Đàm từ từ tỉnh lại. Ngài thấy việc cần thiết trước mắt là phải ăn uống bình thường để hồi phục sức khỏe
Vài ngày sau đó, bồ tát ngồi kiểm điểm lại quá trình khổ hạnh trong gần 6 năm vừa qua, ngài nhận ra rằng mình đã quá sai lầm trên các mạch. Đó là đã quá tin mù quáng theo truyền thống về kết quả việc thực hành khổ hạnh theo lời mô tả của ngài Kiều Trần Dư, cho đến khi sức lực hoàn toàn kiệt quệ và sắp chết, bồ tát mới nhận ra là mình đã sai lầm. Chưa thấy, chưa biết, chưa thực tập mà đã vội tin vào lời người khác, đây là sự tin tưởng mù quáng, nó không phải là đức tin của người có trí.
Trên việc tu tập đến nơi đạt được thượng trí và niết bàn, ý chí cương quyết dũng mãnh tuy rất cần thiết, song nếu kết hợp với pháp tu đúng, ý chí đó dễ trở nên tác nhân gây hại cho việc tu tập của người có quyết tâm tìm cầu thượng trí và niết bàn. Đó là ta chỉ biết dồn vào nỗ lực tu tập mà không nhận ra chính pháp tu mới là yếu tố quyết định, cho nên ý chí cần được đặt đúng trọng tâm của nó là kết hợp với pháp tu đúng.
Ngược lại, xét về khổ hạnh khốc liệt, tuy có ưu điểm là đưa đến trừ tiệp những tham dục, những ác hạnh, nhưng về mặt thể chất thì thân kiệt quệ, ngồi xuống đứng lên không còn sức, tinh thần tán loạn, tâm trí không còn tỉnh táo, do cơn đói lã hoành hành, ngài nhận ra thân có khỏe, bụng có no vừa đủ, việc tu tập mới thực hiện được. Bụng đói lả, thân mệt nhoài, tâm không thể an tịnh để tu. Bồ tát đã nhận ra quan điểm, hành hạ thân để đánh bại tâm làm chủ tâm đã hoàn toàn thất bại.
Thân là phương tiện để tâm nương vào nó tu hành, muốn đi đến giác ngộ và giải thoát mà khinh thường thân, hành hạ thân làm khổ thân thái quá thì thân kiệt quệ, tâm lý gì để tu. Nhưng nếu tâm chỉ ham thích ngũ dục, tập chú vào những thỏa mãn những cảm giác của thân, thân sẽ rước lấy những hậu quả tai hại do tâm tạo nên. Cuối cùng, cả tâm lẫn thân đều đi vào sa đọa, do đó tâm và thân phải hài hòa cùng nhau thì việc dụng công tu tập mới có khả năng đi đến nơi mình muốn đến.
(Kiểm điểm quá trình tu tập)