Loại Khác    

Đôi Bàn Tay Để Ngửa - Hoang Phong biên khảo và chuyển ngữ

1.249
Đôi Bàn Tay Để Ngửa
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Người dịch: Hoang Phong
Người đọc: Tuấn Anh, Kiều Hạnh


Nếu duy nhất chỉ biết mong cầu hạnh phúc cá nhân thì nhất định là mình sẽ không bao giờ có thể mang lại hạnh phúc cho mình cũng như cho người khác. Người ta thường nghĩ rằng nếu tự mình tách rời tất cả mọi người chung quanh thì sẽ dễ bảo toàn sự an vui của mình hơn (có nghĩa là nếu mỗi người đều tự tách xa những người khác thì đấy sẽ là cách mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người!), tiếc thay trên thực tế thì kết quả sẽ hoàn toàn trái ngược. Một khi mình vẫn còn bị giằng co giữa hy vọng và sợ hãi (mong cầu hạnh phúc là một sự hy vọng, tìm cách tách rời ra khỏi người khác chính là sự sợ hãi của mình đối với họ) thì chẳng những chỉ là cách tạo ra cho mình một cuộc sống nghèo nàn mà còn mang lại mọi thứ thiệt thòi cho cuộc sống của những người chung quanh. Kết cuộc là tất cả mọi người đều bị thua thiệt.

Một trong các nguyên nhân chính yếu nhất đưa đến sự thua thiệt đó là thế giới không hề được cấu tạo bởi bất cứ một thực thể tự chủ, hàm chứa bất cứ một bản chất tự tại nào có thể khiến cho thực thể ấy tự chúng xinh đẹp hay xấu xí, thân thiện hay thù nghịch (tất cả mọi hiện tượng trong thế giới không đẹp cũng không xấu, không đáng yêu cũng không đáng ghét, tất cả đều phát sinh từ các sự diễn đạt của tâm thức mình): mọi sự vật và con người luôn tương tác và lệ thuộc vào nhau trên dòng tiến hóa bất tận. Hơn nữa ngay cả đối với các thành phần tạo ra mọi sự vật và con người thì nhất thiết chúng cũng chỉ có thể hiện hữu bằng cách tương liên với nhau (interdépendence/conditionned co-production/nguyên lý tương liên hay lý duyên khởi, có nghĩa là không có một sự vật nào mang tính cách độc lập cả, tất cả mọi hiện tượng đều phải liên kết và lệ thuộc vào nhau để mà hiện hữu). Thái độ tự xem mình là trung tâm (egocentric/tự kỷ, có nghĩa là tự tách rời mình ra khỏi nguyên lý tương liên - interdependence) sẽ khiến mình rơi vào một tình trạng phải thường xuyên đương đầu với hiện thực đó (tức là nguyên lý tương liên) và đấy cũng chỉ là cách mang lại thất bại cho mình mà thôi (nguyên lý tương liên/interdependence chi phối mọi hiện tượng là một nguyên lý thật chặt chẽ và không có một ngoại lệ nào cả. Nếu cố gắng tách rời mình ra khỏi sự vận hành của nguyên lý ấy thì cũng chỉ là cách mang lại những sự khổ đau vô ích cho mình mà thôi).

Đối với Phật Giáo thì lòng vị tha (altruism/tình nhân ái) là một cảm tính mong sao kẻ khác tìm được hạnh phúc, và cảm tính ấy cũng tương tự như lòng từ bi - tức lòng ước mong làm tan biến mọi khổ đau và cả các nguyên nhân mang lại khổ đau mà người khác đang phải gánh chịu. Lòng vị tha ấy không giản đơn chỉ là các cảm tính cao quý, mà từ căn bản còn là những cảm tính thích nghi mang cùng một bản chất hài hòa với bản thể tự nhiên của mọi sự vật. Nếu tất cả chúng ta đều mong muốn tránh khỏi khổ đau thì nào có khác gì so với vô lượng chúng sinh, tất cả đều ước mong tránh khỏi khổ đau tương tự như chính mình. Bởi vì tất cả chúng ta đều tương kết và lệ thuộc vào nhau, nên hạnh phúc và khổ đau của mình cũng sẽ không tránh khỏi lệ thuộc vào hạnh phúc và khổ đau của kẻ khác. Vun xới tình thương và lòng từ bi là cả một sự thách đố đối với chính mình, sự thách đố đó sẽ mang lại hai điều tốt đẹp: trước hết là các cảm tính an vui sẽ nẩy nở trong nội tâm mình, rồi sau đó chúng sẽ mang lại cho mình một thái độ hành xử mà tất cả mọi người khi nhìn vào đều nhận thấy hiện lên lòng từ tâm của chính mình.

(Tại sao phải thiền định?)
Zip