HT Thiền Sư Thích Thanh Từ    

Bát Nhã Tâm Kinh

4.178
Bát Nhã Tâm Kinh
Tác giả: Thiền sư Thích Thanh Từ
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Người đọc: Kiều Hạnh


Hệ Bát-nhã gồm cả thảy 600 quyển, và Bát-nhã Tâm kinh là trung tâm. Vì vậy tất cả tăng ni bất cứ hệ phái nào dù Tịnh độ, Thiền, Mật đều đọc thuộc hết.

Bát-nhã Ba-la-mật-đa là trí tuệ cùng tột. Trí tuệ này vượt hơn trí tuệ thường ở thế gian.

Chẳng những lý nhân duyên phát sinh ra hệ Bát- nhã, mà cũng chính lý nhân duyên này phát sinh ra hệ trùng trùng duyên khởi của kinh Hoa Nghiêm. Trong kinh Hoa Nghiêm nói rằng tất cả pháp trên thế gian liên lạc chằng chịt với nhau.

Ví dụ: Cái bàn từ đâu mà có? Tự nhiên căn cứ trên lý nhân duyên thì nó từ thợ mộc, từ gỗ, bào, đục, đinh.v.v. Đó là lớp nhân duyên thứ nhất. Lớp thứ hai, người ta hỏi thợ mộc, gỗ, bào, đục, đinh từ đâu mà có?

Nếu xét cho cùng tột thì sự liên hệ đó trùng trùng điệp điệp, không thể nào nói một hai chặng mà hết được. Vì vậy gọi là trùng trùng duyên khởi. Đã là trùng trùng duyên khởi thì giữa chúng ta và mọi người có liên hệ gì với nhau không?

Chúng ta có chiếc áo mặc, có chén cơm ăn, có phương tiện đi lại thì chúng ta phải liên hệ với bao nhiêu người? Trên thế gian này chúng ta đều mang nợ hết, ai cũng có công đóng góp cho mình. Cho nên với tinh thần kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát thấy chúng sanh khổ là mình khổ, thấy chúng sanh vui là mình vui. Tại sao? Vì mình với mọi người không tách rời được. Tâm Bồ-tát rộng lớn, nhìn mọi người đều là ân nhân của mình. Tất cả đều là người góp sức tạo ấm no cho mình, nên mình đều quý trọng.

(Trích Nguồn gốc kinh Bát-Nhã)
Zip