Ý Tổ Sư Trên Đầu Ngọn Cỏ - Chân Hiền Tâm
1.297
Ý Tổ Sư Trên Đầu Ngọn CỏTác giả: Chân Hiền Tâm
Nhà xuất bản: Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh
Người đọc: Huy Hồ, Tuấn Anh
Lục Tổ nghe một câu Kim Cang, thấu tỏ nguồn chân. Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, một tiếng đá chạm, bộ mặt thật xưa nay bùng vỡ. Trương đậu hũ! Lý đậu hũ! Đêm kề gối mộng nghìn mơ. Sáng ra nấu đậu như xưa khác gì? Có vậy mà cũng ngộ.
Ý Tổ sư trên đầu ngọn cỏ !
Với Tiểu thừa, Phật thuyết Tứ đế, khổ, không, vô thường, vô ngã … thì ngữ âm đó thuộc pháp luân. Còn các loại ngữ ngôn thế gian như khi hỏi A-nan, hay mưa trời rơi… thì không phải pháp luân.
Với Tam thừa, tất cả thân tướng uy nghi cùng với ngữ ngôn của Phật đều nhập pháp luân. Vì không gì không làm lợi ích chúng sinh. Kinh Duy Ma nói “Uy nghi của chư Phật, tới hay lui, không gì không phải Phật sự”.
Với Nhất thừa, tam thế gian đều nhập pháp luân. Tất cả ngữ ngôn, âm thanh của chúng sinh đều nhập pháp luân… Ý Tổ sư trên đầu ngọn cỏ! Chỉ vì căn cơ có sai biệt mà pháp pháp dường như khác.
Bậc thượng căn, ngay đó liền nhận. Kẻ hậu sinh, trí mờ nghiệp nặng, nhân quả sống chưa xong, đâu thể một bước ngộ nhập. Nhưng không vì thế mà ý Tổ sư ngăn bít. Ngay đó chưa xong thì phương tiện vẫn còn đường. Một chuyện đời thường, ngẫm rồi vẫn còn nước để đi. Vấn đối của tiền nhân, đọc qua, chưa hết điều học hỏi. Bởi thế, hí hoáy qua loa xin sẻ chia cùng bạn đọc
(Lời nói đầu)