Tu Trong Công Việc - HT Thích Thánh Nghiêm
1.754
Tu Trong Công ViệcTác giả: HT Thích Thánh Nghiêm
Nhà xuất bản: NXB Lao Động
Người dịch: HT Thích Quang Định
Người đọc: Thy Mai, Huy Hồ, Kiều Hạnh
Mọi người thường nói “tốt nghiệp nghĩa là thất nghiệp” công ăn việc làm luôn là vấn đề nóng bỏng và khó khăn đối với những người mới bước chân vào xã hội.
Những người thất nghiệp ở nhà thường bị mọi người lạnh nhạt, ra ngoài xã hội cũng bị người khác nhìn bằng ánh mắt thiếu thiện cảm. Thất nghiệp khiến người ta cảm thấy đau khổ vì tự ti, mặc cảm cho rằng mình thiếu năng lực hoặc năng lực kém nên không có công ăn việc làm. Thực ra không phải bản thân họ không muốn kiếm việc mà thực tế họ không tìm được công việc thích hợp với sở trường của mình. Nhất là những người có học, họ quen sống trong môi trường giảng đường chưa có cơ hội tiếp xúc với môi trường sống thực tế nên khi ra xã hội, phải đối diện với vô vàn cạnh tranh khốc liệt và những mối quan hệ phức tạp họ thường không đủ bản lĩnh để thích ứng, dẫn đến việc không ngừng thay đổi công việc hay thất nghiệp.
Hầu hết mọi người đều nghĩ học sau đó phải làm đúng nghề nhưng trong thực tế cũng không ít người phải làm nghề tay trái… Do đó, sau khi tốt nghiệp chúng ta không nên kén chọn quá mức cần thiết, hễ có cứ việc làm hãy chọn làm trước đã, sau đó mới quan tâm xem công việc nào thích hợp với mình.
“Tất cả mọi việc đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, một khi nhân duyên hội đủ chín muồi thì tự nhiên mọi việc sẽ thông thuận, nghĩ đến là làm được”
Học tập tận tâm, tận lực tận khả năng
Làm việc chính là vận động! Vận động mới sống, sống nghĩa là có khả năng vận động nhưng sự vận động này không phải là những hành động thiếu suy nghĩ mà vận động theo những quy tắc, phương hướng nhất định.
Tuy nhiên khả năng sức khỏe và trí óc của mỗi người là khác nhau, dẫn đến khả năng học tập và hiệu quả công việc là khác nhau. Không cần so sánh với những người tài giỏi, bởi nếu kém hơn sẽ khiến cho con người trở nên buồn rầu, mất đi sự tự tin. Khi giỏi hơn, sẽ khiến cho con người tự mãn không những gây tổn thương cho người khác mà còn gây hại cho mình.
Cho dù mình làm bất kì nghề nào cũng cần phải tận tâm tận lực. Khi gặp trường hợp cố hết sức mà không thể nào làm được thì cần tận dụng mọi khả năng để học tập không nên có những so sánh vô nghĩa. Học tập không bao giờ có điểm dừng, đã tốt còn có thể tốt hơn, ngược lại, sự yếu kém cũng không có giới hạn, nếu không chú ý đã kém lại còn kém hơn. Vì vậy, chúng ta cần tận tâm, tận lực tận dụng mọi khả năng để học tập. Thực chất học hỏi cũng là một nghệ thuật trong công việc… Điều đó chính là lấy thái độ tích cực để làm việc.
(Tìm việc thuận theo nhân duyên)