Tiếp Nối Đời Trước, Mở Lối Đời Sau Thầy Thái Lễ Húc
926 lượt xemCác vị trưởng bối, các bạn thân mến, xin chào buổi trưa, mời ngồi. Lúc nãy tôi lại nói xin chào buổi chiều, mọi người sẽ biết khi đã tập thành một thói quen giờ muốn sửa đổi lại cũng không hề dễ.
Cảm nhận được đạo lý này rồi, phải khoan dung với người khác. Những việc xảy ra hàng ngày đều có thể khiến người ta cảm ngộ, bởi vì chúng ta tuân theo thái độ xử sự của quân tử gọi là khoan dung với người, nhưng đối với mình thì sao? Nghiêm khắc với mình. Cho nên lần sau nếu như thầy Thái lại nói sai nữa thì phải phạt thầy ấy mời mọi người ăn một bữa cơm được không? Được sao! Quý vị xem lúc nào cũng có bài thi hết. Tôi phải yêu cầu chính mình như vậy, nhưng đối với người khác thì phải khoan dung. Thật ra trong quá trình học văn hóa truyền thống, tâm thái này rất quan trọng, phải thường xuyên yêu cầu chính mình, ít yêu cầu người khác. Cứ luôn yêu cầu người khác, người ta sẽ rất có áp lực, ngược lại họ sẽ càng làm càng không tốt. Cho nên tiên sinh Phạm Thuần Nhân đã nói
“Dĩ trách nhân chi tâm trách kỉ, tắc quả quá; dĩ thứ kỉ chi tâm thứ nhân, tắc toàn giao”, chúng ta dùng tâm trách người khác để trách chính mình, lỗi lầm sẽ ngày càng ít. Một ngày có thể chúng ta sẽ phạm phải rất nhiều lỗi lầm, chúng ta đều tha thứ cho chính mình, chúng ta có thể dùng tâm tha thứ cho mình để tha thứ người khác, khoan dung với người, người ta sẽ cảm nhận được sự hồn hậu của chúng ta, trở thành bạn bè rất tốt với chúng ta. Toàn giao tức là rộng kết thiện duyên.
Ban biên tập Học Làm Người Tốt thành kính giới thiệu!
Cảm nhận được đạo lý này rồi, phải khoan dung với người khác. Những việc xảy ra hàng ngày đều có thể khiến người ta cảm ngộ, bởi vì chúng ta tuân theo thái độ xử sự của quân tử gọi là khoan dung với người, nhưng đối với mình thì sao? Nghiêm khắc với mình. Cho nên lần sau nếu như thầy Thái lại nói sai nữa thì phải phạt thầy ấy mời mọi người ăn một bữa cơm được không? Được sao! Quý vị xem lúc nào cũng có bài thi hết. Tôi phải yêu cầu chính mình như vậy, nhưng đối với người khác thì phải khoan dung. Thật ra trong quá trình học văn hóa truyền thống, tâm thái này rất quan trọng, phải thường xuyên yêu cầu chính mình, ít yêu cầu người khác. Cứ luôn yêu cầu người khác, người ta sẽ rất có áp lực, ngược lại họ sẽ càng làm càng không tốt. Cho nên tiên sinh Phạm Thuần Nhân đã nói
“Dĩ trách nhân chi tâm trách kỉ, tắc quả quá; dĩ thứ kỉ chi tâm thứ nhân, tắc toàn giao”, chúng ta dùng tâm trách người khác để trách chính mình, lỗi lầm sẽ ngày càng ít. Một ngày có thể chúng ta sẽ phạm phải rất nhiều lỗi lầm, chúng ta đều tha thứ cho chính mình, chúng ta có thể dùng tâm tha thứ cho mình để tha thứ người khác, khoan dung với người, người ta sẽ cảm nhận được sự hồn hậu của chúng ta, trở thành bạn bè rất tốt với chúng ta. Toàn giao tức là rộng kết thiện duyên.
Ban biên tập Học Làm Người Tốt thành kính giới thiệu!