Nghiên Cứu Học Tập Tam Tự Kinh - Tiên sinh Từ Tỉnh Dân Loại Khác

1.057 lượt xem


Bây giờ chúng ta bắt đầu giảng về bộ kinh này một cách rất đơn giản, rõ ràng. Tam Tự Kinh, cứ ba chữ tạo thành một câu, chữ “kinh” này nói theo văn hóa Trung Hoa thì phàm những đạo lý nói đến trong sách, có giá trị vĩnh cửu, bất luận trong thời đại nào, bất luận ở khu vực nào, thì đạo lý của cái “kinh” này vẫn có giá trị của nó, giá trị này là giá trị giáo dục, nói cách khác, Tam Tự Kinh nói theo thời đại hiện nay, không những các em nhi đồng Trung Hoa phải đọc mà tất cả các quốc gia trên thế giới, nếu họ muốn biết phải nên giáo dục nhi đồng ra sao, muốn nắm được cái căn bản của giáo dục thì đều phải dạy các em nhi đồng của họ đọc bộ kinh này.
Bây giờ sẽ xem tiếp đến nội dung bộ kinh, sở dĩ mỗi câu chỉ có ba chữ là bởi vì các em tuổi còn nhỏ, như vậy sẽ dễ đọc hơn, mỗi câu ba chữ thì đọc rất dễ. Câu đầu tiên “Nhân chi sơ”, câu thứ hai “Tánh bổn thiện”, nói một cách đơn giản, “Nhân chi sơ” tức là con người chúng ta từ khi cha mẹ mới bắt đầu sanh chúng ta ra, tức là khi vừa mới ra đời. “Tánh bổn thiện”, “tánh” nói theo học thuật Nho gia thì tức là thiên tánh, trong Tứ Thư có bộ sách Trung Dung, Trung Dung được nêu ra từ trong Lễ Kí, trong Trung Dung lúc mở đầu đã nói “Thiên mệnh chi vị tánh”, theo câu kinh văn này, tánh chính là thiên tánh, gọi là thiên tánh tức là tự nhiên, thiên tánh của con người chúng ta vốn dĩ đã có sẵn,
không phải nhân tạo, không phải sau này mới có được nhờ việc học tập mà vốn dĩ cái tánh này đã có sẵn, đó gọi là thiên tánh, cũng tức là bản tánh.
Vậy thì cái thiên tánh này, nếu nói một cách triệt để thì con người chúng ta ai ai cũng có, cái tánh này mặc dù ai ai cũng có nhưng chúng ta đều không nhận biết về nó, bởi vì cái tánh này, Trung Hoa chúng ta nói về việc cầu học, ví dụ Khổng Lão Phu Tử dạy chúng ta cầu học, ngài dạy học sinh, một ý nghĩa quan trọng nhất chính là dạy học sinh của ngài học làm thánh nhân, học làm thánh nhân, dựa vào đâu mà học làm thánh nhân? Dựa vào việc mình đã có sẵn cái tánh này rồi, bây giờ làm sao để mình có thể hoàn toàn sáng tỏ cái tánh này, và cũng nhìn thấy cái tánh của mình, thì sẽ thành tựu thánh nhân, sẽ trở thành thánh nhân.
Bây giờ chúng ta mặc dù có cái tánh này nhưng bản thân chúng ta không thấy rõ, thành tựu thánh nhân là khi bản thân mình đã hoàn toàn nhìn thấy cái tánh này rồi, vậy sẽ có tác dụng gì?
Giáo dục của Khổng Phu Tử là học từ chỗ cạn đến chỗ sâu, nói từ chỗ cạn, chúng ta học là học đạo làm người; nói từ chỗ sâu tức là làm sao để hoàn toàn sáng tỏ cái tánh này, hoàn toàn sáng tỏ có ích lợi gì?
Ban biên tập Học Làm Người Tốt thành kính giới thiệu!