Cuộc Đời Đạo Nghiệp HT Tuyên Hóa - Giai Đoạn Ở Hồng Kông
1.840
Cuộc Đời Đạo Nghiệp HT Tuyên Hóa - Giai Đoạn Ở Hồng KôngTác giả: Vạn Phật Thánh Thành
Nhà xuất bản: DPA
Người đọc: Kiều Hạnh
Cuối năm 1949 nhân vì Thiều Quan giải phóng, không trở về Vân Môn được, nên Ngài đi xe lửa từ Quảng Châu tới Hương Cảng. Tới Hương Cảng được một thời gian, Ngài đi thẳng qua Thái Lan tham gia phái Tăng-già và quán sát công cuộc truyền bá Phật pháp ở phương Nam, đồng thời tham cứu học hỏi những điểm khác biệt giữa Nam, Bắc Tông. Ngài tạm trú tại chùa Long Liên khoảng hơn bốn tháng rồi trở về Hương Cảng. Trên thân vẫn với bộ y phục cũ mèm, lại không có một đồng trong túi. ít lâu sau Ngài gặp một nam cư sĩ, người này biết có một cái động ở núi Phù Dung, Toàn Loan phía Bắc Hương Cảng thích hợp cho Ngài tu hành, nên mời Ngài về động an tu. Hang động là một cái lỗ nhỏ tối tăm nằm ngay mặt tiền của triền núi. Khi vào động phải cúi mình sát xuống, phía trong có một phiến đá lớn bằng phẳng là nơi Ngài dùng để ngồi thiền. Ngoài ra, trong động tuyệt nhiên không có giường, bàn ghế hay dụng cụ nấu ăn. Có lần Ngài đã ngồi thiền theo thế kiết già khoảng một trăm giờ; đến lúc muốn đứng dậy, thì hai chân của Ngài không thể động đậy được. Có lẽ vì trong động quá ẩm thấp nhưng Ngài không vì đó mà lo sợ, Ngài liều bỏ thân mạng, coi thường sống chết và tiếp tục ngồi trở lại thế kiết già, tham thiền suốt ngày đêm thêm hai tuần lễ nữa. Sau đó khi xả thiền, thì hai chân của Ngài hoạt động lại như xưa. Kể từ đó, vì phải duy trì thân mạng cho sự tu hành nên vào mỗi buổi sáng Ngài xuống núi đến chùa Đông Phổ Đà gần bên để xin cơm. Ngài dành thời giờ còn lại, bế quan trong động nghiêm trì hành thiền. Sau đó không lâu, Ngài di chuyển tảng đá lớn bên ngoài chuẩn bị dựng một am tranh ở đó. Có một Sư biết được việc này bèn nói với vị Trụ trì chùa Đông Phổ Đà rằng: Thầy An Từ ỷ mình có tiền nên muốn cất am trên núi. Ngay hôm sau đó khi Ngài xuống núi để xin thực phẩm thì liền bị từ chối. Từ đó Chùa đã cắt đi phần ăn của Ngài. Ngài chỉ biết lặng thinh và trở lên núi tiếp tục hành thiền thêm hai tuần lễ nữa. Bấy giờ Chùa Đông Phổ Đà là nguồn cung cấp thực phẩm duy nhất của Ngài. Ngài cũng chẳng hề than van với ai về điều này. Trong làng dưới núi Phù Dung có một Ông cư sĩ họ Trần khoảng năm mươi tuổi, dáng người nhỏ bé. Chân ông bị chó cắn đã qua ba tháng nhưng vết thương cứ làm mủ không lành. Nhiều y sĩ và lương y chuyên môn đã cố gắng giúp Ông chữa vết thương nhưng chẳng có hiệu quả gì. Rồi trong một đêm kia ông đã ba lần liên tiếp mơ thấy giống nhau. Ông mơ thấy Ngài đang ngồi thiền trong động và thấy Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát đến bảo rằng: “Ngày mai nếu con mang thức ăn cúng dường pháp sư An Từ đang tu trên núi Phù Dung trong động Quán Âm thì vết thương nơi chân con sẽ được lành.” Sáng hôm sau, theo lời dạy trong giấc mơ Ông bèn mua hai mươi ký gạo và gom góp được bảy mươi đồng rồi mang lên núi. Vì chân đau nên ông leo núi thật khó khăn. Khi bà đi ngang cửa sau chùa Đông Phổ Đà và bắt đầu đi theo con đường mòn dẫn lên động Quán Âm, thì một vị Sư nhận biết ông là một cư sĩ Hộ pháp đang mang đồ cúng dường lên núi, nên Sư đón tiếp niềm nở. Ông vừa thở hổn hển vừa hỏi: - Bạch Thầy, Thầy An Từ có ở đây không ạ? - Tôi là người quản lý vùng này, bà hãy để những phẩm vật cúng dường lại đây. Tôi sẽ giúp bà phân phối cho các thầy thật chu đáo. - Thầy trông không giống như vị Sư mà tôi thấy trong mộng. Ngài Hộ pháp Vi Đà Tôn Thiên dạy tôi cúng dường cho Pháp Sư An Từ và tôi chỉ xin cúng cho Sư đó thôi. Nghe lời này Sư kia nổi giận la: - Tôi là quản lý ở đây, ai đến đây cúng dường đều phải giao cho tôi hết. - Nhưng Thầy không phải là vị sư mà tôi thấy trong mơ. Tôi phải cúng cho Sư ấy, không phải cho Thầy. Hai bên to tiếng qua lại với nhau. Nghe tiếng ồn ào bên ngoài, Ngài liền bước ra khỏi động xem xét. Vừa chợt thấy Ngài, ông Trần vui mừng thốt lớn: - A! Đây chính là Thầy An Từ mà tôi thấy trong mơ. Thấy họ dằn co không thôi, Ngài hòa hài bảo ổng: - Ông cúng dường cho tôi hay cúng dường cho các thầy khác đều không có gì khác biệt cả. Nếu ông muốn cúng dường cho tôi cũng được, nhưng bây giờ lại có thêm một Pháp sư nữa thì bà nên chia thành hai phần vậy. Ngài bèn phân gạo và tiền thành hai phần. Nhờ sự cúng dường này, mà Ngài thoát cơn đói kém và chân của ông Trần cũng được lành. Vì được cảm hóa bởi lòng từ bi của Ngài, từ đó Ông trở nên chăm chỉ học hỏi Phật pháp và rất thích nói Pháp đến nỗi người ta đặt cho ông cái biệt hiệu là “Bổn Địa Pháp Sư” (hay Pháp Sư của vùng). Vừa lúc đó, có Cư sĩ Trần Thụy Xương thỉnh Ngài ra Hương Cảng lập Đàn Thông Thiện để giảng Kinh. Cũng nhân vì vị Sư láng giềng chưa giải tỏa được sự bất bình, Ngài quyết định rời khỏi động Quán Âm. Một nữ cư sĩ khác tên là Dư Quả Mãn thường hay lui tới động Quán Âm để viếng thăm Ngài. Mỗi lần đến bà đều thỉnh nước suối ở động uống, vì nước này có vị rất ngọt như nước Cam-lồ của Bồ Tát Quán Thế Âm. Nhưng lần sau cùng khi bà lên núi đảnh lễ Ngài, bà đã thất vọng vì Ngài đã đi, và hai con suối dẫn đến hai hồ nước ở hai bên Động Quán Âm cũng từ đó mà khô cạn đi... (Trích tác phẩm) Xem thêm: Phần 1, giai đoạn ở Trung Quốc