Kinh Trung Bộ - Mỗi Track Một Bài Kinh - giọng miền Nam
36.128
Kinh Trung Bộ - Mỗi track một bài Kinh - giọng miền NamNhà xuất bản: Tôn Giáo
Người dịch: HT Thích Minh Châu
Người đọc: Trường Tân, Bình Nguyên, Kiều Hạnh, Thy Mai, Tuấn Anh
Sau khi dịch xong Kinh Trường Bộ (Digha Nikàya), Vu Lan 2516 (23-8-1972), tôi dịch tiếp Kinh Trung Bộ. Và như vậy, cố gắng tiếp tục phiên dịch kinh tạng Pàli như tôi đã phát nguyện vào năm 1965, nhưng vì trách nhiệm của một vị viện trưởng không thể hoàn thành sớm hơn và đầy đủ hơn như ý muốn.
Vấn đề tìm được Hán tự tương đương với chữ Pàli, thật là một vấn đề nan giải. Như biết Pancak Khandha là năm uẩn, Rùpa là Sắc, Vedanà là Thọ, Sannà là Tưởng, Sankhàrà là Hành và Vinnàna là Thức, thời dịch vừa gọn, vừa nhanh. Nhưng nếu gặp những danh từ chưa có chữ Hán tương đương là cả một vấn đề thật khó khăn và nan giải.
Chúng tôi dịch Kinh Pàli, không vì mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một lập trường nào. Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những Kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dầu là Ấn Ðộ, Trung Hoa hay Việt Nam. Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào là nguyên thủy, đoạn nào không phải nguyên thủy. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, từ mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình tìm hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì Ðạo Phật là Ðạo đến để mà thấy chớ không phải Ðạo đến để nhờ người thấy hộ, Ðạo của người có mắt (Cakkhumato), không phải Ðạo của người nhắm mắt; Ðạo của người thấy, của người biết (Passato Jànato), không phải là Ðạo của người không thấy, không biết (Apassato Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.
(Trích lời giới thiệu của HT Thích Minh Châu)