/ 1
53

TINH TẤN BA LA MẬT

(Trích từ Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ

Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, tập 25)

Người giảng: Lão Hòa Thượng Tịnh Không

Địa điểm: Cao Hùng Đài Loan

Thời gian: Ngày 09-05-2009

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Diệu Hiền cư sĩ


Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!

Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, kinh văn tờ thứ năm, xem ở hàng sau cùng: “Thí giới nhẫn tấn cập thiền định, trí tuệ phương tiện thần thông đẳng”. Hai câu này là nói mười Ba La Mật, cũng chính là nói tổng cương lĩnh tu hành của Bồ-tát đại thừa.

Phía trước chúng ta đã học qua nhẫn nhục, hôm nay giảng tinh tấn, trong đại thừa giáo gọi là Tỳ Lê Gia, tiếng Phạn gọi là Tỳ Lê Gia, dịch ra Trung văn là tinh tấn. Tinh thì không tạp, tấn thì không thoái, hai chữ này xem ra thì dễ dàng nhưng thực tế thì rất là khó làm. Ở trong đại thừa giáo, Thế Tôn thường hay nói với chúng ta, thiện căn Bồ-tát chỉ có một. Thông thường Phật pháp chúng ta gọi là ba thiện căn, chính là nói tất cả chúng sanh, ba thiện căn chính là không tham, không sân, không si, đó là ba thiện căn, cũng chính là nói giống như thực vật vậy, nó có gốc thì nó sẽ sanh trưởng, nói rõ thế xuất thế gian tất cả thiện pháp từ do đâu mà sanh ra? Từ không tham, không sân, không si thì liền có thể sanh trưởng, ngược lại thì tham-sân-si gọi là ba độc, thế xuất thế gian tất cả pháp nếu tương ưng với ba độc thì khẳng định liền sẽ hư, đây là đạo lý nhất định. Bạn xem, nói được dễ dàng, nhưng bạn tỉ mỉ mà nghĩ thì ý nghĩa trong đó sâu rộng vô tận.

Người tu hành, người học Phật, mỗi giờ mỗi phút đem lời nói này nhắc nhở chính mình, phải xem xét khởi tâm động niệm lời nói việc làm của chúng ta tương ưng với cái gì? Nếu như tương ưng với tham-sân-si thì phải đoạ lạc, không luận làm bất cứ việc tốt nào, việc tốt thế xuất thế gian mà tương ưng với tham-sân-si gọi là tạo nghiệp, cho nên trong ngạn ngữ xưa có một câu nói “trước cửa địa ngục tăng đạo nhiều”, người xuất gia nhiều. Nếu như người xuất gia tất cả tu tập tạo tác các công đức chưa lìa khỏi tham-sân-si, vậy thì họ đang tạo ác nghiệp, tại vì sao có thể đoạ địa ngục? Vì sao có cái tội nặng đến như vậy? Họ tạo tác những tội nghiệp này, đó là tánh tội, tương ưng với tham-sân-si, bản thân họ chính là tội, do họ khoác lên mình chiếc áo của Phật. Đó là nói là xuất gia, còn tại gia thì sao? Họ được gọi là đệ tử của Phật, đệ tử Phật vẫn còn tham-sân-si, hay nói cách khác, phá hoại hình tượng của Phật pháp, để đại chúng xã hội xem thấy người học Phật mà là như vậy, vẫn là cứ khởi tham-sân-si đó hay sao? Phá hoại đi hình tượng của Phật giáo, phá hoại hình tượng Phật giáo cũng bằng phá hòa hợp Tăng, cũng bằng làm thân Phật ra máu. Nếu bạn có cách nhìn như vậy thì bạn liền biết được, tội của họ trong giới kinh thì liệt vào A Tỳ Địa ngục. Ngược lại mà nói, tương ưng với ba thiện căn không tham, không sân, không si, đó là đệ tử Phật chân thật, con người này chân thật đang học Phật.

Bạn xem, chúng ta đã học nhiều năm như vậy rồi, tuy là vẫn chưa chứng quả, thế nhưng ở phương diện tín giải hành đã có được nền tảng, đặc biệt là ở tín giải. Khai ngộ của Phật pháp có hai loại, một cái là giải ngộ, một cái là chứng ngộ. Chứng ngộ là thông qua hành, vậy thì hữu dụng, thật được thọ dụng. Chúng ta cũng xem là không dễ dàng, nhiều năm đến nay như vậy, ở trên giải ngộ đích thực có thành tích khả quan. Chúng ta hiểu rõ, chúng ta biết được vũ trụ nhân sanh là như thế nào hình thành, cũng hiểu rõ Phật pháp, bí quyết tu học của Phật pháp. Yếu đạo là cái gì? Là buông bỏ. Buông bỏ cái gì? Buông bỏ tham-sân-si, bắt đầu từ nơi đây. Thế Tôn dạy cho chúng ta trong tất cả kinh giáo, buông bỏ không chấp trước đối với thế xuất thế gian pháp. Chấp trước cái gì? Tham-sân-si là chấp trước, là tư phiền não trong Kiến Tư Phiền Não, cái này buông bỏ rồi thì bạn liền thành chánh giác. A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chúc mừng bạn, bạn đã thành chánh giác. Chánh giác là A-la-hán, siêu việt sáu cõi. Vậy thì bạn phải nên biết, nếu bạn không buông bỏ tham-sân-si, thì bạn không thể ra khỏi sáu cõi luân hồi, buông bỏ tham-sân-si thì sáu cõi liền không còn. Sáu cõi luân hồi từ do đâu mà đến? Vốn dĩ là từ tham-sân-si mà ra, tham-sân-si không còn thì sáu cõi cũng không còn, cho nên A-la-hán không trụ ở trong sáu cõi, họ cao hơn một tầng so với chúng ta, họ trụ ở pháp giới bốn thánh, bốn tầng trên của mười pháp giới, pháp giới Thanh Văn đó là A-la-hán, pháp giới Duyên Giác, hai hạng này. Thanh Văn cùng Duyên Giác đều là thuộc về Chánh giác. Duyên Giác cao hơn Thanh Văn, hai hạng này đều là buông bỏ tham-sân-si. A-la-hán đã buông bỏ tham-sân-si, thế nhưng còn tập khí của tham-sân-si, tập khí chưa đoạn. Tập khí đoạn hết rồi thì là Bích Chi Phật, cho nên Bích Chi Phật không chỉ không có tham-sân-si, ngay đến tập khí cũng không có, tuy là không có tập khí tham-sân-si, thế nhưng họ còn có phân biệt.

/ 1