/ 1
47

THỰC TIỄN SÁU PHÉP BA LA MẬT

TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY

(Trích lục từ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Giảng tại: Hiệp hội Giáo dục Phật đà HongKong

Thời gian: Ngày 04-09-2006

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Diệu Hiền cư sĩ


Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu. Xin mời ngồi. Mời xem phẩm Hiền Thủ thứ 12, câu kệ sau cùng:

Lượt thị thắng năng

Thị cố y hành thuyết thứ đệ

Tín nhạo tối thắng thậm nan đắc

Thí như nhất thiết thế gian trung

Nhi hửu tùy ý diệu bảo châu

Bài kệ này đại sư Thanh Lương đã giải thích cho chúng ta là tổng kết thắng năng. Phía trước là pháp thuyết, hai câu phía sau là thí dụ, dụ thuyết. Chúng ta xem sớ giải của đại sư Thanh Lương là “Tín nhạo giả, tín Tam Bảo tánh dĩ, ư phương tiện chư độ, cầu dục tu hành”. Hai chữ Tín Nhạo là chánh ý của Bồ Tát. “Do thử nhị cố, ư chư hành hửu năng, cố danh tối thắng, phi Phật bất tín, cố vân nan đắc” là một đoạn. Đoạn này chính là nói sự tín tâm của đại Bồ Tát. Chúng ta thường niệm “Bồ Tát Ma Ha Tát”, Ma Ha là tiếng Phạn, ý nghĩa chính là Đại, thông thường chúng ta gọi là Phật, Bồ Tát trong pháp giới bốn thánh. Phật trong pháp giới bốn thánh cũng gọi là Bồ Tát. Trong pháp giới nhất chân, Viên giáo từ sơ trụ trở lên đều gọi là Ma Ha Tát. Trong Biệt giáo Thiên Thai gọi là Tam Hiền, gồm Thập tín, Thập hạnh, Thập hồi hướng chính là Phật Bồ Tát trong pháp giới bốn thánh. Sơ địa của Biệt giáo thì phá một phẩm vô minh, chứng một phần pháp thân là “Ma Ha Tát”. Đoạn chứng sơ địa của Biệt giáo và sơ trụ Viên giáo là như nhau. Sơ trụ Viên giáo cũng là phá một phẩm vô minh, chứng một phần pháp thân như sơ địa Biệt giáo. Thế nên thông thường chúng ta nói Tam Hiền Thập Địa là nói Biệt giáo. Đây là thường thức Phật học, không thể không biết.

Chúng ta xem khai thị của đại sư Thanh Lương: “Tín nhạo”. Nhạo so với tín cao hơn một bậc, nhạo là ham thích, chúng ta gọi là vô cùng yêu thích. Chữ này đọc trại âm, không đọc là lạc, vì lạc là lạc của khoái lạc. Nhạo là yêu thích và có sự mong cầu rất khẩn thiết từ nơi tín tâm.

“Tín Tam Bảo tánh dĩ”, tánh của Tam Bảo chính là Phật tánh. Phật nói: “tất cả chúng sanh giai hữu Phật tánh”. Chúng sanh trong câu nói này là chúng sanh hữu tình trong mười pháp giới, bao gồm cả súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục đều có đầy đủ Phật tánh.

Tánh Tam Bảo là Phật tánh, Pháp tánh, Tăng tánh. Tăng là thanh tịnh, Pháp là bình đẳng, Phật là Chánh giác. Các vị thử nghĩ xem, có phải là như vậy không? Trên đề Kinh Đại Thừa Vô lượng Thọ đã nói: Thanh tịnh, bình đẳng, giác. Giác là Phật, Bình đẳng là Pháp, Thanh tịnh là Tăng; Thanh tịnh là giới, Bình đẳng là định, Giác là huệ. Giới, Định, Huệ là Tam học; Phật, Pháp, Tăng là Tam Bảo, Bạn xem, ngay trên đề mục đã đầy đủ cả Tam học, Tam Bảo, Tam tánh thì bạn liền biết sự thù thắng của bộ kinh này. Bộ kinh này không thể nghĩ bàn. Kinh Hoa Nghiêm cũng giống như vậy, cũng đầy đủ như vậy. Cổ đức gọi Kinh Hoa Nghiêm là đại bổn của Kinh Vô lượng Thọ, Kinh Vô lượng Thọ chính là trung bổn của Kinh Hoa Nghiêm. Nói đến trung bổn thì đương nhiên có tiểu bổn, tiểu bổn là gì vậy? là Phật Thuyết A Di Đà Kinh. Người xưa đem ba bộ kinh này xem thành một bộ, Kinh Hoa Nghiêm là đại bổn, kinh Vô Lượng Thọ là trung bổn, Kinh Di Đà là tiểu bổn, đem ba kinh này xem thành một thể. Phân lượng ba kinh này có lớn nhỏ không đồng nhau, nhưng nghĩa lý không có khác biệt, không lớn nhỏ, không hai. Kinh Vô Lượng Thọ nếu như giảng tỉ mỉ thì chính là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh; nếu như lượt giảng thì chính là Kinh A Di Đà. Chúng ta ở ngay chỗ này xây dựng tín tâm, tín tâm làm thế nào để kiến lập? Thông hiểu rồi, tín tâm mới có thể sanh khởi, nếu như không thông hiểu đối với kinh này, lý giải không đủ, thì tín tâm không thể phát khởi.

Chữ NHẠO này càng đặt biệt hơn, nhạo là ham thích. Bạn thấy ngày nay, không ít người có lòng tin đối với kinh này. Họ có thích học tập hay không? có thích học tập. Họ có phải là chân thật thích học tập hay không? Nếu thật lòng thích học tập thì không thiếu một buổi học nào. Người thường hay vắng học thì là không có yêu thích, có tín mà không có nhạo. Nếu như có cái chữ nhạo này, khẳng định sẽ không thiếu một buổi nào. Vì sao vậy? “học nhi thời tập chi, bất diệt thuyết hồ”. Nếu như ở trong kinh giáo không có được pháp lạc, pháp hỉ sung mãn, thường sanh tâm hoan hỉ thì cái tâm yêu thích này không thể sanh khởi. Phàm hễ chân thật có yêu thích thì là mười phần hoan hỉ, hoan hỉ tột cùng. Đó là được thọ dụng. Không luận thế pháp hay Phật pháp, nếu như bạn không thể có được thọ dụng ở trong đó, tâm hoan hỉ này làm sao có thể sanh khởi?

/ 1