/ 1
114

SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG

(Trích từ Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận

Hoàn Nguyên Quán giảng giải, tập 30)

Người giảng: Lão Hòa Thượng Tịnh Không

Địa điểm: Cao Hùng - Đài Loan

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Diệu Hiền cư sĩ


Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!

Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, kinh văn tờ thứ năm, xem ở hàng sau cùng: “Thí giới nhẫn tấn cập thiền định, trí tuệ phương tiện thần thông đẳng”.

“Thần thông đẳng” là mười Ba La Mật, ba loại sau cùng: “nguyện-lực-trí”. Phía trước chúng ta học mười nguyện Phổ Hiền, đem lễ kính chư Phật, xưng tán Như Lai, quảng tu cúng dường sơ lược nói qua, tiếp theo là nguyện thứ tư: “sám trừ nghiệp chướng”.

Trong mười nguyện, mỗi một nguyện đều đầy đủ chín nguyện khác. Đây là trên kinh Hoa Nghiêm đã nói “nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất”, bất cứ một pháp nào đều viên mãn hàm nhiếp tất cả pháp, vì sao vậy? Đến đoạn sau cùng chúng ta liền xem thấy “tự tánh pháp nhĩ như thị”, đích thực là pháp pháp viên dung, không có chướng ngại. Vậy thì ở trong tu hành mà nói, sám hối có thể nói là một điều quan trọng nhất trong mười nguyện. Phía trước là trợ duyên, là thiện căn, là phước đức, đến chỗ này chân thật là thành tựu, nghiệp chướng trừ hết chẳng phải thành tựu rồi hay sao? Mười phương chư Phật Như Lai khác biệt với chúng ta ở chỗ nào? Có thể nói là chư Phật là đem nghiệp chướng trừ sạch hết, giống như trên tựa đề của thiên văn chương này gọi là “Vọng Tận”. Vọng tận là ý nghĩa thế nào? Nghiệp chướng thảy đều sám trừ, không có nghiệp chướng, vậy thì hoàn nguyên. Hoàn nguyên chính là quay về lại tự tánh, viên thành Phật đạo, đây không phải Bồ Đề, là cứu cánh Phật quả viên mãn.

Trong xã hội hiện tại này, người khỏe mạnh không nhiều, người không khỏe mạnh đến đâu đều có, người không khỏe mạnh là nói gì vậy? Chính là có nghiệp chướng, hay nói cách khác, chính là có bệnh, không phải là thân bệnh, chính là tâm bệnh. Trên thực tế nói, bởi vì bạn có tâm bệnh, cho nên mới có thân bệnh, nếu tâm không có bệnh thì thân thể làm sao có bệnh? Không hề có đạo lý này.

Ở đây chúng ta có được một cái đĩa do tiên sinh Lưu Hữu Sanh giảng, người ta gọi là Lưu Thiện Nhân, nói về bệnh. Ông trị bệnh cho người, nghi nan tạp chứng, bệnh viện Trung Tây y không còn cách gì trị liệu, tìm đến ông, ông dùng phương pháp gì để trị? Tìm ra cái nguyên nhân mà bạn bị bệnh rồi nói ra, để bạn chính mình sanh tâm hổ thẹn, chân thật sám hối. Khi vừa sám hối thì thân thể lập tức liền có phản ứng, bạn liền sẽ ói ra, ói ra những thứ dơ bẩn, đó chính là bệnh của thân thể. Ói ra hết sạch thì thân thể liền khỏe. Chính ông khi còn trẻ, khi hai mươi mấy tuổi, khắp thân đều là bệnh, gặp được một lão nhân cho ông một quyển sách do lão tiên sinh Vương Phụng Nghi viết, thực tế mà nói đây là nói bệnh. Sớm nhất là tiên sinh Vương Phụng Nghi, ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc, cũng là khi trẻ tuổi đã bị bệnh khổ, được cao nhân chỉ điểm, thật tâm sám hối, nhận được hiệu quả rất tốt, về sau liền dùng phương pháp này để giúp người khác, người ta gọi là Thiện Nhân. Học trò của ông đời đời nối nhau, Lưu Thiện Nhân cũng là học trò truyền tiếp của Vương Phụng Nghi, hiện tại rất nổi tiếng ở trong nước. Đĩa CD của ông không có bản quyền, hoan nghênh in chép lưu thông. Tôi xem rồi, chỉ có một đĩa. Còn có một số đồng tu sau khi xem rồi thì đem nó viết thành văn tự, rất tốt, bởi vì khẩu ngữ phương bắc có một số người vẫn là không thể hoàn toàn nghe được hết, nên dùng văn tự để viết ra. Tôi có xem qua, tôi đem nó làm thành một tập, tổng cộng có hai mươi trang. Thế nhưng hiện tại đích thực có rất nhiều đồng tu làm việc rất bận rộn, hai mươi trang đối với họ mà nói là quá dài, họ không có thời gian để xem, cho nên lần thứ hai làm lại, tập sách lần này là tám trang, vậy thì dễ dàng hơn nhiều, hy vọng từ chỗ này để vào cửa, tiếp dẫn. Xem thấy hứng thú rồi, bạn lại xem tập sách làm lần thứ nhất hai mươi trang. Nếu như ưa thích hơn thì bạn xem nguyên văn của ông, nghe đĩa của ông giảng, đại khái khoảng hai giờ đồng hồ, chỉ một buổi học.

Có đồng tu nói với tôi, xem qua văn tự của ông, hoặc giả xem qua đĩa, chân thật bị cảm động, cảm đến chính mình cả thân bệnh khổ, nghe qua lão tiên sinh nói chuyện rất có đạo lý, chính mình vừa phản tỉnh, đau đớn rơi lệ. Phản tỉnh cái gì? Chân thật là chính mình sai, về trước đều là cho rằng người khác sai, ta không sai, cho nên bị cả thân bệnh. Hiện tại vừa nỗ lực phản tỉnh, mới biết được là chính mình sai, người khác không sai, có cái dũng khí này thừa nhận, thừa nhận lỗi lầm, sám hối với cha mẹ, hoặc giả sám hối với anh em, làm những việc có lỗi với anh em, làm những việc có lỗi với bạn bè, phục vụ ở trong đơn vị, có lỗi với cấp trên, có lỗi với đồng sự, luôn là tự tư tự lợi, khởi tâm động niệm tổn người lợi mình, nặng thì chính mình bị bệnh, có lúc thì ảnh hưởng người nhà của bạn bị bệnh, ảnh hưởng trẻ nhỏ của bạn bị bệnh. Trẻ nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, nếu chúng bị bệnh phần nhiều là nghiệp chướng của cha mẹ, như vậy vừa sám hối, chân thật là thống thiết. Thống thiết thì ngũ tạng lục phủ nó liền khởi tác dụng, liền khởi phản ứng, những thứ dơ bẩn nghiệp chướng bên trong liền ói ra ngoài, ói tới mật xanh.

/ 1