/ 1
12

GIÁO DỤC NỀN TẢNG

VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

Hội tập & Việt dịch: BBD Pháp Âm Tuyên Lưu


Giới Thiệu Sách

ĐỆ TỬ QUY

THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN

VĂN XƯƠNG ĐẾ QUÂN ÂM CHẤT VĂN

KINH THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO

Lời Thưa

Tinh Yếu Thực Hành Pháp Thí


GIỚI THIỆU SÁCH

Bài thứ nhất: Đệ Tử Quy

Đệ Tử Quy có tên ban đầu là Huấn Mông Văn, do bậc đại Nho thời nhà Thanh là tiên sinh Lý Dục Tú dựa theo kinh văn chương thứ sáu của thiên Học Nhi trong sách Luận Ngữ làm cương lĩnh trọng yếu, phỏng theo cách thức [câu ba chữ] của Tam Tự Kinh mà biên soạn thành. Về sau, trải qua nhiều lần sửa đổi của Nho sinh Sơn Tây là Giả Tồn Nhân, rồi mới lấy tên là Đệ Tử Quy. Toàn bộ sách có 360 câu, 1080 chữ, đề cập đến 113 việc. Thật sự có thể nói là đã trải qua nhiều lần gọt giũa trau chuốt, mỗi chữ đáng giá ngàn vàng. Kinh văn lời gọn nghĩa đủ, đọc lên rất thuận miệng. Thật xứng đáng là tài liệu dạy học tốt nhất trong việc nuôi dưỡng đức hạnh cho trẻ nhỏ.

Bài thứ hai: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là nền tảng của nhà Đạo, dạy người hiểu rõ nhân quả, phương pháp được phước tránh họa. Quyển Cảm Ứng Thiên này từ xưa đã được lưu hành rộng rãi, đã không còn dành riêng trong việc học tập của đệ tử nhà Đạo, mà nhiều bậc đại Nho, thậm chí các bậc cao tăng đại đức trong nhà Phật cũng hằng ngày lấy đây để kiểm tra công tội, được mất của mình.

Bài thứ ba: Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn

Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn cũng là kinh điển nhập môn của nhà Đạo, từng được lưu hành phổ biến ở bốn triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Vào đầu triều Thanh, bậc đại Nho là cư sĩ Hoài Tây, tức tiên sinh Chu An Sĩ đã làm chú giải hết sức tường tận cho bài văn này. Điều đáng ca ngợi là đã đả phá cái thấy phiến diện về môn phái, dạy người: “Hoặc phụng chân triều đẩu, hoặc lễ Phật đọc kinh. Báo đáp bốn ân nặng, rộng hành theo tam giáo. Nói đạo nghĩa cảm hóa kẻ gian tham, giảng kinh sử khai sáng người ngu muội.” Nếu có thể thường xuyên đọc tụng bài văn này thì đích thực sẽ giúp chúng ta “giữ được tâm bình đẳng, thêm lớn lòng độ lượng”.

Bài thứ tư: Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo

Kinh Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo là nền tảng căn bản nhất của nhà Phật. Trong kinh này, Thế Tôn Thích-ca nói cho chúng ta biết rõ rằng: “Thân trời người, bồ-đề Thanh văn, bồ-đề Độc giác, bồ-đề Vô thượng đều nương nơi pháp này làm căn bản mà được thành tựu, nên gọi là thiện pháp. Pháp này chính là thập thiện nghiệp đạo.” Có thể thấy: bất luận là cõi người hay cõi trời, nếu lệch khỏi thập thiện nghiệp đạo thì không phải là chánh đạo; bất luận là Tiểu thừa hay Đại thừa, nếu lệch khỏi thập thiện nghiệp đạo thì không phải là chánh pháp!


ĐỆ TỬ QUY

(Đạo làm người)

Tổng tựa

Đạo làm người, thánh nhân dạy:

Hiếu đễ trước, kế cẩn tín,

Yêu mọi người, gần người nhân,

Có dư sức, thì học văn.

Ở nhà hiếu

Cha mẹ gọi, trả lời ngay.

Cha mẹ bảo, chớ làm biếng.

Cha mẹ dạy, phải kính nghe.

Cha mẹ trách, phải thừa nhận.

Đông phải ấm. Hạ phải mát.

Sáng phải thăm. Tối phải viếng.

Đi phải thưa. Về phải trình.

Ở ổn định. Nghề không đổi.

Việc tuy nhỏ, chớ tự làm,

Nếu tự làm, khuyết đạo con.

Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng,

Nếu cất riêng, cha mẹ buồn.

Cha mẹ thích, dốc lòng làm.

Cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ.

Thân bị thương, cha mẹ lo.

Đức tổn thương, cha mẹ tủi.

Cha mẹ thương, hiếu đâu khó.

Cha mẹ ghét, hiếu mới hơn.

Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi,

Mặt ta vui, lời ta dịu,

Khuyên không được, vui khuyên tiếp,

Dùng khóc khuyên, đánh không oán.

Cha mẹ bệnh, nếm thuốc trước,

Ngày đêm hầu, không rời giường.

Tang ba năm, thường thương nhớ,

Đổi sinh hoạt, không rượu thịt.

Tang đủ lễ, cúng hết lòng,

Thờ người mất, như lúc sống.

Kính người trên

Anh thương em, em kính anh,

/ 1