/ 3
12

ĐỜI NGƯỜI CẦN CÓ VỊ THẦY TỐT

(Ân Sư Lão Hòa Thượng Tịnh Không)

Tập 3

Bất Lộ Thanh Sắc Độ Bệnh Nhân

Người giảng: Thầy Trần Đại Huệ

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ


Các vị khán giả! Xin chào mọi người. Hoan nghênh mọi người tiếp tục đón xem tiết mục “Đời người cần có vị thầy tốt”. Tiết mục trước chúng tôi đã chia sẻ với mọi người về đức tướng, pháp tướng của sư phụ, vừa trang nghiêm vừa đẹp đẽ. Người lớn tuổi nào cũng muốn sống tới tám mươi, sống tới tám mươi có thể được như sư phụ không? Đều nói văn hóa truyền thống Nho Thích Đạo, nói học Phật tốt, tốt thì bạn cho chúng tôi xem đi. Sư phụ đã cho chúng ta thấy rồi đó, thật tốt? Bạn xem từ lần gặp mặt đầu tiên ở Hàng Châu cho tới về sau, đến bây giờ là mười năm rồi, sư phụ khiến tôi cảm giác mỗi một năm càng tốt hơn. Tại sao lại nói như vậy? Không phải mỗi một năm càng lớn tuổi hơn sao? Mỗi một năm càng lớn tuổi hơn, nhưng mà tinh thần khí sắc tướng mạo không thay đổi. Con người càng lớn tuổi thì tướng mạo càng suy, nhưng Ngài không thay đổi, vậy không phải càng ngày càng tốt thì là gì? Tuổi tác của Ngài càng lớn, không thay đổi, đó là thật. Hơn nữa, chúng ta lãnh hội được trong những tình huống khác nhau thì sư phụ có những năng lực khác nhau. Có khi nói chuyện với chúng tôi thật sự là thần thái đó, thanh âm của một người lớn tuổi, có khi đang giảng kinh bạn nói Ngài hơn 100 tuổi cũng có người tin; lại có khi bạn xem người ta tới chúc tết Ngài, ống tay áo của Ngài vừa chuyển một cái là bước đi nhanh nhẹn làm cho mấy người trẻ tuổi phía sau không theo kịp, giống như ba bốn mươi tuổi vậy, giống người trung niên, bạn làm sao giải thích? Chúng tôi nhớ tới năm câu Phật pháp mà Lục Tổ Huệ Năng Đại sư giảng, khái quát lại trong năm câu: “Hà kỳ tự tánh, bổn tự cụ túc”. Hà kì tự tánh, đổi câu nói khác tự là năng lực. Phật tánh của một người chỉ cần hồi phục rồi thì cái gì cũng đầy đủ, gọi là bổn tự cụ túc. Đầy đủ, tám mươi tuổi, một trăm hai mươi tuổi, một trăm ba mươi tuổi đầy đủ, ba mươi tuổi, bốn mươi tuổi cũng đầy đủ. Vậy bây giờ bạn bảy mươi tuổi, bạn sáu mươi tuổi, khi ba bốn mươi tuổi năng lực có đầy đủ không? Không có. Thế nên chúng tôi có khi phải ở bên cạnh quan sát sư phụ. Bác sĩ đó nói kiểm tra ra rồi, nói máu huyết của người hơn tám mươi tuổi giống như người ba mươi tuổi, bạn làm sao giải thích? Bổn tự cụ túc. Hơn nữa, sư phụ nói với chúng ta theo sự tăng trưởng của tu hành thì còn có thể càng ngày càng hạ thấp xuống, bạn nói ba mươi tuổi, hai mươi tuổi cũng có thể hạ xuống. Thế nên trong cửa Phật, sư phụ giảng có một một công phu gọi là Hạnh Hài Nhi, Bồ Tát dùng cái này làm công khóa. Đứa bé khi mới ra đời là khỏe mạnh nhất, con người có trạng thái khỏe mạnh nhất khi còn là một đứa trẻ mới sanh, có thể duy trì tới một trăm tuổi, một trăm hai mươi tuổi. Nói không được, chúng ta đem kinh Phật này đọc một lần, đọc một lần làm không được, nó là nó, tôi là tôi, không phải là vô ích sao?

Đời người cần có vị thầy tốt, tập trước đã nói thẳng với mọi người rồi, tiêu chuẩn tìm người thầy tốt bạn xem thử người đó có thể làm được không. Trong kinh điển có ghi, trong Tứ Thư Ngũ Kinh có ghi, trong kinh Phật có ghi, dạy người làm sao? Ví dụ, bạn xem Bồ Tát Lục Độ, đầu tiên là bố thí, thầy của bạn bố thí chưa? Nhẫn nhục, thầy bạn nhẫn nhục chưa? Tinh tấn, thầy bạn tinh tấn không? Bát nhã, thầy bạn có trí huệ không? Đây là một tiêu chuẩn rất quan trọng. Nho gia cũng vậy, họ dạy Để Tử Quy, những gì dạy trong Đệ Tử Quy họ làm được không? Câu đầu tiên “Phụ mẫu hô, ứng vật hoãn”. Chúng tôi trong lúc dạy học thường báo cáo với mọi người, cái gì gọi là “Ứng vật hoãn”? Cái gì gọi là “Phụ mẫu hô”? Chữ “ứng” này nghĩ là gì? Hồi ứng là lục căn, cái này quá cao rồi. Lục căn: nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý đều có thể đáp lại sự kêu gọi của cha mẹ, đó gọi là “Phụ mẫu hô, ứng vật hoãn”. Ai có thể làm được? Không những có thể giảng, lục căn của họ có thể đạt tới trình độ này. Sư phụ thường giảng “Có thể nói, có thể làm là pháp bảo trị quốc”. Họ làm được rồi, họ đạt được rồi. Nho gia nói “phải học rộng, phải học hỏi tỉ mỉ, phải suy nghĩ cẩn thận, phải phân biệt rõ ràng”. Đây đều là ở phía trước, vì để cầu học, cái sau cùng là phải thực hành thực sự. Cái này không có thì mấy cái phía trước chỉ là học uổng công. Tìm thầy thì phải nhìn vào mấy điểm trên này.

/ 3