54Thứ Sáu, 09/02/2024, 20:24
31 · Tịnh Không Pháp Ngữ - 31

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng thứ Sáu, ngày 09/02/2024

****************************

TỊNH KHÔNG PHÁP NGỮ 

BÀI 31

Người học Phật vì sao tu hành nhiều đời mà chưa thành tựu là vì không thật làm nên không thể hóa giải được oan gia trái chủ. Không luận là chúng sanh đang trả nợ hay đòi nợ, người học Phật bằng những hành động cụ thể, làm ra tấm gướng khuyên chúng sanh niệm Phật, học Phật thì mới có thể hóa giải tâm hận thù, kết được pháp duyên với chúng sanh.

Hòa Thượng nêu câu hỏi: “Vì sao chúng ta nhiều đời nhiều kiếp có tu hành mà không thể thành tựu?”.

Vấn đề đầu tiên đặt ra là lòng tin. Không phải chỉ một đời tu hành mà chúng ta có thể tin ngay vào Phật pháp và lời dạy của Cổ Thánh Tiên Hiền. Việc này không dễ dàng. Trên mạng, vẫn có người cho rằng họ giỏi hơn cả Phật. Chúng ta chờ xem hồi kết của họ ra sao? Họ không biết rằng Phật Bồ Tát xa rời tập khí xấu ác, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, còn họ thì chìm đắm trong những việc đó, dễ thấy là trong “danh vọng lợi dưỡng”, ham hưởng thụ “năm dục sáu trần”. Phật Bồ Tát đến thế gian làm công tác nghĩa vụ, không công, không cần trả phí. Còn họ chỉ nghêu ngao vài câu mà khiến người ta phải đóng cho họ hàng trăm triệu đồng. Vậy mà thế gian rất đông người tin theo.

Chúng ta học Phật Bồ Tát Thánh Hiền thì phải thấy từng lời dạy của các Ngài đều được thể hiện thông qua đời sống của các Ngài. Thích Ca Mâu Ni Phật, khi còn tại thế thân là một vương tử nhưng Ngài cùng các đệ tử nửa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ngủ một đêm, trên người chi có ba y một bát. Chiếc bát đó vừa để đi khất thực đựng thức ăn, là chiếc cốc để múc nước uống khi khát, là chiếc gầu để múc nước tắm. Phật là một người hoàn toàn vô sản và 1250 vị tỳ kheo đi theo Phật đều là như vậy.

Khổng Lão Phu Tử là vạn thế sư biểu và Bác Hồ là tấm gương cả đời mà chúng ta cần học tập. Có ai đi họp mà dặn chú trợ lý là làm cơm nắm muối vừng để ăn. Phật Bồ Tát ở đâu xa vời, hãy nhìn vào Bác, chúng ta học Bác một lối sống không cần thụ hưởng, chiếm hữu. Phật Bồ Tát, Thánh Hiền, những tấm gương đức hạnh Việt Nam đều là hy sinh phụng hiến, chí công vô tư.

Một đời sống “vô tư vô cầu” như Phật, như Thánh Hiền mà mình không tin lại lao vào một nơi đóng tiền cả tỷ bạc để học một môn học gì đó để trở thành được ai đó. Chúng tôi cũng mong muốn những người tài giỏi đó hãy ra để giúp đời. Nếu có thể làm các công việc giúp đời thay cho chúng tôi thì chúng tôi rút về nghỉ ngơi. Chúng tôi sẵn sàng truyền hết năng lực cho họ, kể cả chúng tôi thành người tàn phế cũng được. Vì sao thế? Vì chúng sanh sẽ được nhiều lợi ích hơn vì họ có thể làm được việc nhiều hơn là một mình chúng tôi.

Quả thật họ làm được như vậy thì biết bao chúng sanh được lợi ích, song thực tế, họ vẫn đang lấy tiền của chúng sanh. Người ta giàu, có tiền thì người ta đi học, mình không có tiền lại đi vay mượn, thế thì mai mốt làm gì để có tiền trả nợ, chẳng lẽ lại phải tiếp tục đi gạt người khác để lấy tiền.

Hôm trước chúng tôi còn nghe có nhóm học môn “Siêu trí tuệ” đóng 5 tỷ. Chúng tôi thì không có “Siêu trí tuệ” mà chỉ là trí tuệ của một người nông dân, biết cho đi, phát tặng khắp mọi nơi đến nay hơn 8000 chiếc bánh. Hôm nay sẽ có những mẻ bánh ra lò và mùng 5 Tết, lại có nhiều bánh được gói để chúng tôi tặng hàng xóm.

Hòa Thượng nhắc tại sao đời đời kiếp kiếp học phật tu hành mà không có thành tựu “là vì không thật làm, hữu danh vô thực”, có danh mà không có thật. Chính vì vậy không thể hóa giải được oan gia trái chủ nhiều đời. Mình làm người ta hận mình đến tím ruột, vậy mà ngồi đó nói những lời khoác lác, khoe khoang, rỗng tuếch. Oan gia ngay trong hiện tại nhìn mình không ưa rồi đến oan gia nhiều đời sẽ tìm cách đến chướng ngại mình. Tiền có, địa vị có vì sao mọi việc lại khó khăn? Thế gian không biết oan gia đến chướng ngại.

Báo mới đăng hôm qua việc chưng dụng xe công làm việc riêng. Đó là ảo danh ảo vọng. Thế gian không biết ngoài những oan gia trái chủ hiện tại, còn có những oan gia trái chủ đang tìm cơ hội chướng ngại mình. Trong Phật giáo có câu chuyện Ngộ Đạt và Tiều Thố đều làm quan trong triều đình. Sau khi Tiều Thố bị thua nên tức giận mà tự vẫn mà chết. Oan hồn Tiều Thố vẫn theo Ngài Ngộ Đạt. Nhưng 10 kiếp liền Ngộ Đạt đều là cao tăng tu hành. Đến kiếp thứ 10, Ngài Ngộ Đạt làm quốc sư, lúc vua tặng ghế trầm hương, ông liền khởi tâm động niệm: “Quốc sư như ta mới xứng đáng ngồi ghế này.” Mới khởi tâm, Tiều Thố liền nhập vào đầu gối biến thành mụn ghẻ mặt người biết ăn thịt. Nếu không đút thịt thì nó ăn chính thịt của người bệnh nên đau đớn vô cùng. Bây giờ chúng ta biết bệnh này đã xuất hiện, từ một cái mụn ghẻ mà cứ mất dần mất dần da thịt ở khu vực nó cư ngụ. Đó là oan gia 10 kiếp vẫn theo.