14407/12/2022, 15:21 11/12/2022, 17:46
1091 · Bệnh Do Miệng Mà Vào, Hoạ Cũng Do Miệng Mà Ra

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’ sáng thứ Tư, Ngày 07/12/2022

****************************

NỘI DUNG HỌC TẬP ĐỀ TÀI 1091

“BỆNH DO MIỆNG MÀ VÀO, HOẠ CŨNG DO MIỆNG MÀ RA”

Người xưa nói: “Bệnh tùng khẩu nhập. Họa tùng khẩu xuất”. Bệnh do miệng mà vào. Hoạ do miệng mà ra. Nhiều người cẩn thận nhưng có người rất tùy tiện trong cách ăn uống, cách nói năng. Trong ba nghiệp của thân, khẩu, ý thì nghiệp của miệng là nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác và nói lời thêu dệt. Nếu chúng ta không cẩn trọng thì lời nói của chúng ta sẽ gây ra những điều thị phi, nhân ngã, phải trái, tốt xấu.

Người thế gian tuỳ tiện mượn lời của Phật Bồ Tát, của Thánh Hiền để nói nhưng họ chỉ nói mà không làm. Họ khuyên người buông xả, bố thí nhưng chính họ thì không làm. Khi chúng ta nói và làm trái ngược thì người khác sẽ mất đi niềm tin. Họ nghĩ, người học Phật nhiều năm mà còn làm như vậy thì họ cũng không cần phải làm. Người xưa dạy chúng ta: “Uốn lưỡi ba lần trước khi nói”. Chúng ta phải có thái độ cẩn trọng để lời của chúng ta không gieo thị phi nhân ngã, phải trái tốt xấu không.

Hàng ngày, ba nghiệp thân khẩu ý của chúng ta diễn biến rất phức tạp. Có những lời chúng ta nói, những việc chúng ta làm không có ích thậm chí có hại cho cả ta và người. Những lời chúng ta nói gây hại cho đoàn thể, cho quốc gia thì chúng ta đã tạo ra nghiệp từ miệng. Chúng ta phải cẩn trọng từ nơi ba nghiệp, nếu không chúng ta sẽ tạo ra vô lượng, vô biên nghiệp tội.

Tôi nhắc mọi người, học xong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” thì chúng ta sẽ học “Thập thiện nghiệp đạo”. Chúng ta học xong một vòng thì chúng ta sẽ học tiếp vòng thứ hai. Chúng ta phải cắm sâu nền tảng căn bản để chúng ta giữ được ba nghiệp của chính mình. Có những người bị bệnh khổ nhưng họ vẫn ăn uống một cách tùy tiện. Họ bị tiểu đường nhưng họ vẫn uống cà-phê sữa đá. Tất cả là thói quen do chúng ta tự tạo ra. Chúng ta tập dần thì sẽ bỏ được.

Tôi đi đến đâu, nếu thức ăn không an toàn thì tôi chỉ ăn ⅓ thức ăn so với lúc bình thường. Tôi hết sức cẩn trọng trước khi nói. Nhiều đồng tu mượn lời của Hòa Thượng, họ cho rằng Hòa Thượng Tịnh Không nói như vậy. Năm 2000, họ cũng cho rằng Hòa Thượng nói: “Đại nạn nhất định xảy ra!”. Một số người tin theo một số người bài bác điều này. Hoà Thượng nói: “Thích Ca Mâu Ni còn không nói “nhất định” thì sao Tịnh Không tôi dám nói lời “nhất định”. Chúng ta tùy tiện khi nói thì chúng ta sẽ tạo nghiệp quả vô cùng to lớn.

Trong “Kinh Vô Lượng Thọ” nói: “Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”. Trong Kinh đã đưa nghiệp của miệng lên đầu tiên. Chúng ta nói một cách tùy tiện thì lời nói của chúng ta có thể sẽ cản trở người khác làm việc lợi ích của chúng sanh. Lời nói của chúng ta cũng có thể khiến người khác tạo ra vô số ác nghiệp. Gần đây, rất nhiều người quảng cáo thuốc diệt mối, diệt kiến. Họ nói, khi kiến, mối tha thuốc về tổ thì chúng sẽ tự cắn nhau chết. Họ có thể kiếm được một số tiền từ việc quảng cáo các loại thuốc này nhưng nhân quả họ phải nhận thì vô cùng vô tận.

Bài hôm qua chúng ta học, có người cho rằng thực vật cũng có sự sống vậy thì ăn thực vật và ăn động vật cũng như nhau. Nhiều người nghe những lời này thì bỏ ăn chay, chuyển sang ăn thịt chúng sanh. Những lời này dẫn đạo, làm người khác hiểu sai. Trước đây có người nói, đừng mời tôi đi đâu để tôi ở nhà niệm Phật, để tôi không bị xen tạp. Khi đó chưa có trường học, những buổi lễ tri ân Cha Mẹ vẫn được tổ chức thưa thớt, chúng ta cũng chưa học 1200 chuyên đề, nếu khi đó tôi chỉ ở nhà niệm Phật thì rất nhiều chúng sanh sẽ không có được lợi ích.

Chúng ta phải cẩn trọng, chúng ta chỉ nói những lời giáo huấn của Phật Bồ Tát, của Cổ Thánh Tiên Hiền. Chúng ta nói những lời thị phi, phải trái, tốt xấu thì chúng ta sẽ tạo vô lượng vô biên tội nghiệp. Hàng ngày, chúng ta tùy tiện khởi tâm động niệm, tùy tiện nói lời thị phi nhưng khi quả báo đến chúng ta không hiểu vì sao!

Một số người hàng ngày dùng tâm tư lợi để giảng nói lời của Thánh Hiền, của Phật Bồ Tát. Hòa Thượng nói: “Phật pháp chân chính không nhắc đến tiền”. Chuẩn mực của Thánh Hiền cũng không nhắc đến danh lợi. Khổng Lão Phu Tử cả đời bôn ba, cuộc sống khốn khó đến tận cùng. Đời sống của Thích Ca Mâu Ni Phật và tất cả các đệ tử là nửa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ngủ một đêm, trên người chỉ có ba tấm áo choàng. Mùa hạ nóng thì các Ngài khoác một chiếc, mùa đông lạnh thì các Ngài khoác ba chiếc. Tổ Sư Đại Đức tận tâm tận lực làm lợi ích cho chúng sanh. Người thế gian nhìn thấy đời sống của các Ngài khổ cực, khó khăn nhưng các Ngài cảm thấy cuộc sống rất an vui, tâm các Ngài thanh lương, tự tại.

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook