/ 600
688

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 381

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Lý Hương

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 21.04.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 469, hàng thứ hai đếm từ dưới lên.

“Phục vô trụ trú gia thất, diệc phi định ngôn vô hữu xá trạch dã. Như Phẩm thọ dụng cụ túc trước kia nói: “sở cư xá trạch cực tận nghiêm lệ hoặc tại hư không hoặc tại bình địa túc đăng phi định vô xá trạch dã”.

Chữ nghĩa ở đây, chúng ta phải đọc cẩn trọng. Đoạn kinh văn này nói về sự thanh tịnh bình đẳng của thế giới Cực Lạc. Đoạn thứ nhất nói về bình đẳng của cảnh giới, cảnh bình đẳng.

“Phục vô” ở trước nói về hoàn cảnh lớn của thế giới Cực Lạc. Đây là thế giới quang minh sáng sủa. Thế giới này vĩnh viễn không có hiện tượng tối tăm hôn ám. Nó không cần mặt trời, mặt trăng, cũng không cần ánh lửa, cũng không có ngày đêm, chẳng có năm tháng ngày. Ở thế giới Cực Lạc không hề có tất cả những hiện tượng này. Trước đây chúng ta đọc chú giải của Hoàng Niệm lão, trong đó đã giảng rất rõ. Thế gian của chúng ta, do nguyên nhân nào mà có những hiện tượng này? Do vì trái đất, mặt trời, mặt trăng chính là thái dương hệ, hệ ngân hà. Những vận động khác biệt của chúng khiến ta sinh ngộ nhận. Thế giới Tây Phương không có những hiện tượng này. Chỉ có Tinh Cầu. Vì luồng ánh sáng Phật quá lớn, nhất là đỉnh đầu Phật phóng quang. Thực tế thì đức Phật phóng quang khắp toàn thân không chỉ ở đỉnh đầu. Đỉnh đầu chỉ là ví dụ. Luồng ánh sáng Phật chiếu rọi khắp pháp giới. Quí vị sẽ biết luồng sáng của Phật lớn cỡ nào. Ánh sáng của mặt trăng, mặt trời có phạm vi chiếu rọi chẳng lớn, những ngôi sao ta nhìn thấy ban đêm, sao trên trời đều là mặt trời, tự nó phát sáng. Nếu không tự phát sáng, quí vị sẽ chẳng thấy nó. Chúng đều tự phát sáng, và rất nhiều ngôi sao lớn hơn mặt trời cả ngàn lần, thậm chí hơn mười ngàn lần. Vì chúng ở xa ta quá nên ta chỉ thấy chút ánh sáng le lói, không thể so với luồng Phật quang. Ánh sáng Phật chiếu rọi khắp, nhưng hiện giờ nhãn căn của ta bị chướng ngại, không trông thấy thôi. Thật đấy, ta biết giữa các vũ trụ có rất nhiều ánh sáng, mắt ta chỉ thấy một phần trong số đó. Nếu sóng quang dài hơn nơi đây ta sẽ không trông thấy. Sóng quang ngắn hơn ta cũng không thấy. Sóng Phật quang không có dài ngắn, không xa gần hay bị giới hạn, nên ánh sáng mặt trăng mặt trời ở thế giới Cực Lạc y như ta nhìn ánh sáng của sao. Đây là khung cảnh lớn. Thu nhỏ lại nói cũng không có “trụ trước”, hai từ này phải đọc liền. Trụ là trụ tướng, trước là trước tướng. Trụ trước đều có nghĩa là trước tướng. Người ở đó không trước tướng vào nhà cửa. Điều này thì đúng rồi, không phải không có nhà cửa, không thể nói “phục vô trụ trước gia thất”. Trụ trước đọc liền, họ không trụ trước vào gia thất. Chỗ này Niệm lão giải thích rất hay. Không phải nhất định nói người đó không có nhà cửa, người đó không có cung điện, không có lâu đài. Đoạn trước đã bảo rồi. Có, không phải chẳng có. Thế sao chỗ này lại nói là không? Không trụ trước, không có hai từ này. Nhà cửa thì có, nhưng người đó không chấp trước, cho nên người đó mới thanh tịnh, chấp trước thì sẽ không thể thanh tịnh. Quan trọng nhất ở đoạn này là nói về thanh tịnh.

Trong phẩm “thọ dụng cụ túc” phía trước nói rất rõ. Chúng sanh ở thế giới Cực Lạc sống trong nhà cửa phòng ốc cực kỳ trang nghiêm tráng lệ. Nơi họ cư ngụ hết sức đẹp, cực kỳ đẹp, đẹp đến mức ta không thể nào tưởng tượng nổi. Kẻ có phước báo lớn nhất ở thế gian là vua chúa. Cung điện của đế vương, khi đến Bắc Kinh tham quan Cố cung ta sẽ được thấy. Vẻ huy hoàng của Cố cung giờ không còn. Vì sao thế? Giờ không còn hoàng đế. Vua chẳng còn ngự ở đó nên giữ gìn thế nào cũng khác xa trước kia. Hiện cung điện cũ đi nhiều. Nhiều chỗ không được tu bổ, những vẻ huy hoàng rực rỡ nay không còn được thấy.

Ở cõi Cực Lạc nhà có khi trên không, có cái trên đất bằng, không phải do ý người đó muốn thế. Nếu bảo tôi muốn sống trên không, tôi muốn sống trên mặt đất thì quí vị còn có ý, phiền não của quí vị vẫn chưa dứt bặt. Nên nhớ người vãng sanh đến thế giới Cực Lạc còn tập khí phiền não nhưng không hề phiền não. Có nghĩa có tập khí phân biệt chấp trước, còn một chút, không nghiêm trọng. Trên thực tế được oai thần của bản nguyện Phật A Di Đà gia trì, đều là Bồ Tát A Duy Việt Trí. Bồ Tát A Duy Việt Trí đâu còn phân biệt chấp trước? Chỉ có tập khí vô thủy vô minh chưa dứt đoạn. Thực tế mà nói tập khí phân biệt chấp trước đã đoạn rồi, không thể nào có ý. Vậy thì sống trên không trung hay dưới mặt đất? Đấy là một tập quán, một thói quen. Thói quen là sao? Tỉ như ta sống trên mặt đất thì khi vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, nhà cửa của ta nhất định nằm trên đất. Tứ thiên vương, Đao Lợi thiên niệm Phật vãng sanh cũng có nhà trên mặt đất. Đó là thói quen ngụ trên mặt đất. Còn ở cõi Dạ ma thiên trở lên khi vãng sanh, thì do đã quen sống trên không, họ không ngụ dưới đất, cho nên lúc đó, cung điện của họ vẫn ở giữa hư không, thói quen này hết sức tự nhiên, không có ai sắp xếp, chẳng có ai tưởng tượng ra. Hoàn toàn là hiện tượng tự nhiên. Việc này ta không thể không biết. Ở đây nói rõ họ có hoàn cảnh cư ngụ và nơi đó hết sức tráng lệ, cực kỳ đẹp đẽ.

/ 600