43Thứ Hai, 12/02/2024, 09:42
33 · Tịnh Không Pháp Ngữ - 33

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng Chủ Nhật, ngày 11/02/2024

****************************

TỊNH KHÔNG PHÁP NGỮ 

BÀI 33

Người học Phật chưa phát tâm giảng Kinh nói pháp hay dẫn dắt mọi người thì vẫn phải luôn cùng nhau nâng cao việc học tập, cùng tuân thủ mọi phép tắc chuẩn mực trong đoàn thể để hoàn thiện bản thân. Từ đó, cùng có một tinh thần, sự cùng hiểu để chung vai gánh vác truyền thừa sứ mạng của Phật pháp, góp phần làm lợi ích chúng sanh được tốt hơn.

Hòa Thượng nói: “Chúng ta ở chung trong một đoàn thể, một đạo tràng, cho dù chưa phát tâm là người dẫn dắt người khác thì mỗi người vẫn phải nỗ lực hết mình trau dồi và hoàn thiện bản thân.

Hòa Thượng rất hiểu tâm cảnh chúng ta, đó là mỗi cá nhân chưa hoàn toàn nỗ lực. Chúng ta cố gắng hơn một chút thì chúng sanh được lợi ích thêm một phần. Đa phần chúng ta tự cho rằng chỉ cần sống một đời khép kín có tu tập sửa lỗi, có thu nhập ổn định, có đời sống tương đối an nhàn là đủ.

Nếu các bậc tổ sư đại đức cũng như chúng ta thì không có người giúp ích chúng sanh. Hãy nhìn vào tấm gương của Bác. Nếu Bác giống như bao thanh niên khác, cũng yêu rồi cưới rồi sanh con thì ai là người cứu vớt quốc gia dân tộc. Từ vùng quê nghèo hẻo lánh Nam Đàn, Nghệ An, người thanh niên ấy có một tinh thần vượt ra khỏi một quốc gia đi đến nhiều quốc gia tiên tiến khác để tìm con đường giải phóng dân tộc.

Hòa Thượng từng nói nếu bạn muốn lãnh đạo tốt một nhóm nhỏ hay một tỉnh, một quốc gia thì tâm bạn phải đủ lớn chùm khắp một nhóm nhỏ, một tỉnh hay một quốc gia đó. Còn tâm của Phật Bồ Tát thì tận hư không khắp pháp giới, không bờ mé. Vậy thì chúng ta học Phật mà không có tâm của Phật Bồ Tát thì chúng sanh làm sao được cứu vớt. Chúng tôi thường nói với mọi người xuất phát điểm của chúng tôi thua hết tất cả mọi người. Chúng tôi ở một vùng quê nghèo, 14, 15 tuổi chưa có một bộ đồ đẹp hay một đôi giày. Thế nhưng đến dịp Tết này, không ngày nào chúng tôi không có quà để tặng. Hôm qua (mùng 1 Tết) chúng tôi tặng 2 ki-lô-gram rau và hôm nay (mùng 2 Tết) chúng tôi cắt rau tặng Hà Nội ít nhất 10 ki-lô-gram.

Hòa Thượng chỉ dạy phải biết mở rộng tâm lượng của mình. Việc này giúp chúng ta hoàn thiện năng lực làm việc của chính mình trở nên đầy đủ hơn. Nhờ đó, mình không cản trở mọi người hay khiến mọi người phải đau đầu. Cho nên Hòa Thượng nói chúng ta chưa phát tâm làm người giảng Kinh nói pháp hay dẫn dắt mọi người thì vẫn luôn nâng cao việc học Phật, tu dưỡng của mình.

Hòa Thượng nói rằng: “Hằng ngày chúng ta tuân thủ quy củ, phép tắc, chuẩn mực chính là chúng ta đang đào tạo chính mình”. Nhờ đó, chúng ta xử lý mọi việc tinh tường chứ không bị quên việc. Người hay quên vì nóng vội, hấp tấp. Ví dụ đã mười mấy năm nay, chúng tôi tự quy định rằng phải dậy trước 4 giờ sáng và nhất định phải đều đặn, không cho phép ngày có ngày không. Việc chúng tôi vào zoom lớp học buổi sáng cũng luôn chính xác từng ngày. Mình tập thói quen một ngày như mọi ngày, mọi ngày như một ngày. Ngày hôm nay như thế này thì 10 năm trước hay 10 năm sau cũng đều như vậy. Muốn vậy, phải qua rèn luyện. Không thể bảy ngày thì tinh tấn còn 21 ngày thì tinh tướng.

Hòa Thượng nói: “Trong đạo tràng niệm Phật thì theo đúng một phương pháp của đạo tràng đó tạo thành một thói quen bất di bất dịch. Nỗ lực chân thật dụng công trong phương pháp đã định thì mới có thể làm đến được “Tịnh Niệm Tương Tục” – chánh niệm nối nhau”.

Chúng ta ở trong một đạo tràng thì phải tuân thủ theo quy cách, quy điều trong đạo tràng đó; trong một hệ thống thì tuân thủ nội quy của hệ thống; và trong một quốc gia thì tuyệt đối tuân thủ pháp luật. Từ chuẩn mực nhất định đó, chúng ta phải nỗ lực dụng công ngày ngày để hoàn thiện chính mình.

Trong đạo tràng niệm Phật, nếu hôm nay chúng ta niệm cái này, ngày mai niệm cái khác hay sáng niệm cái này tối niệm cái khác thì đã tạp loạn rồi. Hòa Thượng sách tấn người niệm Phật: “Bạn có đủ can đảm để một đời này chỉ niệm một câu A Di Đà Phật hay không?

Đây là điều không dễ làm vì có nhiều người thiếu lòng tin! Họ hiếu kỳ khi thấy những điều lạ lùng, càng huyền bí lại càng muốn đi theo. Trong nhà của họ vẫn thờ hình Hòa Thượng trang nghiêm nhưng họ không tin nên sẵn sàng phế bỏ 10 năm nghe pháp Hòa Thượng – Người đã dùng cả đời biểu pháp đến và đi như một lữ khách, hoàn toàn vô sản chẳng có thứ gì để di chúc, đến không không và ra đi cũng không không nhưng lại cống hiến làm lợi ích to lớn cho cả nhân loại.