134Thứ Tư, 28/12/2022, 09:33
1111 · Bạn Có Chút Tư Tâm Thì Oan Gia Nhất Định Không Tha Cho Bạn

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’ sáng thứ Tư, ngày 28/12/2022

****************************

NỘI DUNG HỌC TẬP ĐỀ TÀI 1111

“BẠN CÓ CHÚT TƯ TÂM THÌ OAN GIA NHẤT ĐỊNH KHÔNG THA CHO BẠN”

Nếu chúng ta có tâm tư lợi thì chúng ta sẽ không thể giải thoát, không thể thành Phật. Chúng ta không thể có thành tựu thì chúng ta không thể giúp được các oan gia trái chủ. Chúng ta không có tâm tư riêng thì oan gia trái chủ biết chúng ta nhất định sẽ có thành tựu. Chúng ta có thành tựu thì họ sẽ được độ nên họ sẽ không chướng ngại chúng ta. Chúng ta có tâm tư riêng thì oan gia trái chủ nhất định sẽ không tha cho chúng ta.

Đời này và những đời trước chúng ta đã tạo ra vô số oan nghiệp. Trong Kinh Phật nói: “Không phải là không có báo mà chẳng qua là thời khắc chưa đến”. Khi thời khắc đến rồi thì chúng ta hối hận cũng không kịp. Hòa Thượng nhắc đến một người bạn của Ngài là vị pháp sư tên Quảng Hóa. Trươcd khi đi tu ông là quân nhân quản lý quân lương. Hàng ngày, ông được quản lý tiền nên ông đã dùng số tiền này hưởng thụ. Mỗi ngày ông ăn một con gà, ông đóng quân ở đâu thì ở đó gần như dân không còn gà. Sau khi ông xuất gia, ông tuân theo giới luật tuân nghiêm. Một hôm, ông đi tắm, ông thấy trong nhà tắm rất nhiều gà, gà bay bay xung quanh làm ông bị ngã và trở thành tàn phế. Từ đó đến cuối đời ông nằm bất động một chỗ. Nghiệp nhân quả báo rất đáng sợ!

Pháp sư Ngộ Đạt bị Triệu Thấu đi theo đến 10 đời. Ngài Ngộ đạt tu hành nghiêm túc nên Triệu Thấu không thể làm gì. Khi Ngài Ngộ Đạt khởi lên một niệm danh vọng lợi dưỡng thì Triệu Thấu liền biến thành một ghẻ mặt người ở đầu gối. Nếu Ngài Ngộ Đạt không cho ghẻ đầu gối ăn thịt thì nó sẽ ăn thịt của chính Ngài. Chúng ta làm những việc gây phiền, gây trở ngại cho chúng sanh thì chắc chắn chúng ta sẽ có chướng ngại. Khi nhân duyên đủ thì quả báo sẽ đến, chúng ta không thể trốn thoát.

Nhà Phật nói: “Lưới trời lồng lộng nhưng không sót một mảy trần”. Chúng ta cho rằng không ai biết việc chúng ta làm nhưng chúng ta khởi lên một ý niệm, thì ý niệm đó đã trùm khắp hư không pháp giới. Chúng ta chỉ cần khởi ý niệm thì ý niệm đó đã tạo thành nhân. Giáo dục nhà Phật là giáo dục tam luân, thân giáo, khẩu giáo, ý giáo. Phật Bồ Tát kiểm soát từ ý niệm.

Hòa Thượng nói: “Chúng ta muốn chân thật tu hành cũng rất khó! Chỉ cần chúng ta có một chút tâm tư riêng thì oan gia trái chủ nhất định không tha cho chúng ta. Nếu chúng ta không có tâm tư riêng thì oan gia trái chủ sẽ tha cho chúng ta vì họ biết chúng ta sẽ có thành tựu, chúng ta sẽ thành Phật. Sau khi chúng ta thành Phật Bồ Tát, chúng ta sẽ độ họ”. Chúng ta có khó khăn, chướng ngại là vì chúng ta chưa toàn tâm toàn ý vì Phật pháp, vì đạo đức Thánh Hiền vì lợi ích chúng sanh. Chúng ta phải toàn tâm “hy sinh phụng hiến”, quên mình vì người.

Hòa Thượng nói: “Pháp sư Quảng Hóa tu hành rất tốt nhưng Ngài chưa đoạn dứt tâm riêng tư. Chúng ta chỉ còn một chút tâm tư riêng thì chúng ta sẽ có chướng ngại”. Pháp sư Quảng Hóa vẫn còn tâm tư riêng nên không thể chuyển được nghiệp báo. Pháp sư vẫn hoan hỷ nói: “Nghiệp nặng nhưng báo nhẹ”. Cuối đời, Pháp sư Quảng Hóa bị bán thân bất toại. Ông biết đó là do nghiệp mình đã tạo nên ông không oán trách. Ông bị gãy chân, bán thân bất toại nên ông chỉ nằm một chỗ niệm Phật, không làm những việc không cần thiết.

Hòa Thượng nói: “Giáo sư Lý Bỉnh Nam khi giảng Kinh nói: “Sữa hồ không thể xen lẫn một chút độc dược”. Cốc sữa đề hồ chỉ cần có một chút độc dược thì liền trở thành một cốc độc dược. Tâm chúng ta không thể xen tạp một chút bất thiện. Nếu tâm chúng ta xen tạp một chút bất thiện thì chúng ta đã làm hỏng tâm thanh tịnh.

Hòa Thượng nói: “Pháp sư Quảng Hóa vẫn còn tâm tư riêng, không đoạn trừ được một cách sạch sẽ nên nghiệp chướng không thể tiêu trừ”. Hòa Thượng dùng người thật, việc thật để khải thị cho chúng ta. Nếu chúng ta còn khó khăn, chướng ngại thì đó là do chúng ta vẫn còn tâm riêng tư. Chúng ta không còn tâm riêng tư thì chúng ta nhất định không có chướng ngại.

Trong cuộc đời hoằng dương Phật pháp của Hoà Thượng, Ngài không hề có chướng ngại. Hòa Thượng nói: “Tâm tôi là một mảng chân thành”. Ngài toàn tâm toàn ý vì Phật pháp, vì chúng sanh. Ngài xả thân vì người nên Ngài không có chướng ngại. Ngài đã làm ra tấm gương cho chúng ta.

Xem hình tóm tắt các bài viết trên facebook