/ 289
362

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 107

 

Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang hai trăm mười:

 

(Sớ) Phật giả, Chủ Thành Tựu dã. Phật nghĩa giải kiến tiền văn, dĩ thị nhất kỳ chúng sanh sở cộng tông cố, danh chi viết Chủ. Hựu lục chủng thành tựu trung, tối vi Chủ cố.

(疏)佛者,主成就也。佛義解見前文,以是一期眾生所共宗故,名之曰主。又六種成就中,最為主故。

(Sớ: Phật là Chủ Thành Tựu. Xem lời giải thích ý nghĩa chữ Phật trong phần trước. Do được chúng sanh cùng tôn sùng trong một thời kỳ, nên gọi là Chủ. Lại nữa, trong sáu thứ thành tựu, Chủ là trọng yếu nhất).

 

Đây là giải thích chữ Phật trong phần kinh văn “như thị ngã văn, nhất thời Phật”. Trong Lục Chủng Thành Tựu, chữ Phật thuộc Chủ Thành Tựu. “Như thị” là Tín Thành Tựu, “ngã văn” là Văn Thành Tựu, “nhất thời” là Thời Thành Tựu, “Phật” là Chủ Thành Tựu. Nói theo cách bây giờ, chữ “Chủ” này là chủ tịch trong đại hội, hoặc là vị chủ giảng trong giảng tòa này, Thích Ca Mâu Ni Phật là chủ giảng. Vì sao gọi Ngài là Chủ Thành Tựu? Tiếp đó là hai câu giải thích, “thị nhất kỳ chúng sanh”, trong một thời kỳ. Nếu nói theo thuở ấy, đức Phật thuyết pháp bốn mươi chín năm, bốn mươi chín năm ấy là một thời kỳ trụ thế giáo học của Thích Ca Mâu Ni Phật. Trong thời kỳ ấy, mọi người đều coi đức Thế Tôn là thầy, đều coi Ngài là vị chủ giảng, tức là vị “thuyết pháp chủ”; do vậy, gọi Ngài là Chủ Thành Tựu. Nếu nói theo toàn thể pháp vận của đức Phật, pháp vận của Thích Ca Mâu Ni Phật là một vạn hai ngàn năm. Một vạn hai ngàn năm chia thành ba thời kỳ: Chánh Pháp, Tượng Pháp, và Mạt Pháp; Chánh Pháp một ngàn năm, Tượng Pháp một ngàn năm, Mạt Pháp một vạn năm. Một vạn hai ngàn năm ấy là pháp vận của Thích Ca Mâu Ni Phật, mà cũng là thời kỳ giáo hóa lâu dài của Ngài.

Trong một vạn hai ngàn năm ấy, tuy hiện thời Thích Ca Mâu Ni Phật chẳng tại thế, chúng ta đọc kinh điển, đọc ngữ lục của Ngài, vẫn giống như tiếp nhận sự giáo huấn của đức Phật. Ý nghĩa chữ Chủ cũng có thể hiểu là kéo dài đến tận thời kỳ Mạt Pháp. Vì vậy, trong sáu thứ thành tựu, Chủ Thành Tựu là điều trọng yếu nhất. Nếu chẳng có Phật, năm thứ khác đều chẳng thể nói là thành tựu được! Do có Phật, mới có năm thứ thành tựu trước đó. Trong lời Sao có giải thích.

 

(Sao) Cộng tông giả.

(鈔) 共宗者。

(Sao: “Cùng tôn sùng”).

 

“Cộng” là cùng chung.

 

(Sao) Phật xuất thế vi nhất kỳ, nhất kỳ chi trung.

(鈔) 佛出世為一期,一期之中。

(Sao: Phật xuất thế là “một kỳ”, trong một kỳ).

 

Nói theo nghĩa hẹp, đức Phật giảng kinh thuyết pháp bốn mươi chín năm; nói theo nghĩa rộng, toàn thể pháp vận của đức Phật là một vạn hai ngàn năm.

 

(Sao) Lục phàm, tam thánh.

(鈔) 六凡三聖。

(Sao: Lục phàm, tam thánh).

 

“Lục phàm” là lục đạo phàm phu, “tam thánh” là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, chúng ta gọi họ là “tam thừa nhân”.

 

(Sao) Nhất thiết chúng sanh, đồng sở tông chủ.

(鈔) 一切眾生,同所宗主。

(Sao: Hết thảy chúng sanh đều cùng tôn sùng vị Chủ).

 

Hữu tình chúng sanh trong chín pháp giới đều tôn Phật làm thầy, đều nghe theo giáo huấn của đức Phật.

 

(Sao) Như vạn tánh bách tích, quy nhất nhân cố.

(鈔) 如萬姓百辟,歸一人故。

(Sao: Như vạn họ, trăm quan[1] đều thuộc về một người).

 

Trước kia, hoàng đế là chủ một nước. Dân chúng và chư hầu đều phải nghe lệnh thiên tử. Đây là dùng thiên tử để sánh ví đức Phật.

 

(Sao) Lục thành tựu trung Chủ giả, vọng tiền, tắc tế Chủ chi hội thành Thời, linh Chủ chi ngữ thành Văn, thọ Chủ chi giáo thành Tín. Vọng hậu, tắc Chủ chi sở cư thành Xứ, Chủ chi sở hóa thành Chúng, thị lục chủng cộng thành, nhi quy trọng ư Phật, diệc ngôn Phật tiện châu ý dã.

/ 289