/ 600
501

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 583

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Minh Tuệ

Biên tập: Nguyên Tâm

Thời gian: 07.09.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong

 

Chư vị Pháp sư, quí vị đồng học, mời ngồi.

Xin xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 769, hàng thứ hai: “Vô Uý, là bốn vô uý, còn gọi bốn vô sở uý”. Lần trước đã học đến đó.

Chúng ta giới thiệu trong Đại Trí Độ Luận nói bốn vô sở uý của Như Lai. Trong Đại Luận, còn bốn vô sở uý của Bồ Tát. Có hai loại vô sở uý: Một là Phật, loại thứ hai là Bồ Tát. Bốn vô sở uý tôi trình bày sau đây, đều nói về Bồ Tát.

Bồ Tát có định công, có trí tuệ, có thể quyết định rõ ràng, thuyết pháp giữa chúng sinh, không có tướng lo lắng, sợ sệt, bởi vậy mới gọi vô sở uý.

Thứ nhất: “Vô sở uý năng trì”. Năng trì là nói: “Bồ Tát nghe tất cả pháp, thường có thể thọ trì, nhớ nghĩ không quên”. Mấy chữ này rất quan trọng. Nếu không thể thọ trì thì không phải Bồ Tát, mấu chốt là ở chỗ hai chữ đó. Nghe pháp nhất định phải tin tưởng, lí giải, tiếp thu tất cả, y giáo phụng hành, như thế gọi là thọ trì. Nếu được nghe hiểu nhưng không thực hành, đấy là gì? Như thế là Phật học, bởi thế học Phật và Phật học là hai chuyện. Phật học chỉ có thể học được kiến thức thông thường trong Phật pháp, hiện tại chúng ta thường gọi là tri thức, không phải trí tuệ.

Trí tuệ là vô hạn, tri thức là giới hạn, họ vẫn cứ mê muội, không giác ngộ. Còn những thứ sâu rộng của tri thức, mỗi người không giống nhau, có liên quan tới những gì? Có quan hệ với tâm thành kính của họ, có quan hệ với trí tuệ đời trước. Chúng ta gọi là dữ sanh câu lai, có thể nói người đó, đời trước đã từng học, có liên quan với những thứ đó. Tuy đời trước có học hành, nếu đời này không chịu tu tập, những gì họ có được sẽ rất hữu hạn. Chỉ được tri thức Phật pháp, cũng có thể biện tài vô ngại, có thể nói thao thao bất tuyệt, vấn đề ở chỗ nào? Vấn đề ở chỗ đời này không được thành tựu, vẫn không đoạn được phiền não, không có cách nào nâng được cảnh giới mình lên.

Nếu làm đúng, nhiều thiện nghiệp, ít ác nghiệp, quả báo sẽ ở trời người. Nếu ỷ lại trí thông minh của mình, thế trí biện thông, nghiệp ác nhiều, thiện nghiệp ít, quả báo sẽ ở tam đồ, không thể không biết điều này. Bởi thế nhân thiện trong đời quá khứ mỗi người, thiên bẩm không giống nhau, liệu có thành tựu chăng, vẫn còn ở sự giáo dục đời nay. Phần trước đã nói đến thiện tri thức, chúng ta nói suốt tám giờ, là mấu chốt việc thành tựu đời này của chúng ta.

Tuy đời trước học tập không nhiều, không có nền tảng chắc chắn. Nếu đời này gặp được thiện tri thức chân chánh, có thể tin, có thể hiểu, siêng thực tập. Có duyên đời này vãng sinh Tịnh độ, vấn đề của họ sẽ thực sự được giải quết. Bởi vậy nhân đời trước rất có quan hệ, Phật pháp không nói nhân sinh, Phật pháp nói duyên sinh, duyên là duyên đời này. Bởi thế duyên hiện tại, thực sự có thể cầm chắc vận mạng, vì thế những lời đại sư Thiện Đạo nói rất hay, ngài nói Tịnh độ: Tứ độ tam bối cửu phẩm, tất cả đều do duyên không giống nhau, những lời đó là có thật.

Phật pháp truyền bá rộng rãi rằng, đại sư Thiện Đạo là Phật A Di Đà tái sanh. Đã là Phật A Di Đà ứng hoá đến Trung Quốc, những lời của đại sư Thiện Đạo, là lời của Phật A Di Đà. Đây là vị tổ thứ hai của Tịnh tông chúng ta, ngài thực sự có công phu, truyện kí đã viết, chúng ta tin đó không phải là bịa đặt. Ngài niệm một câu Phật hiệu, miệng phát ra ánh sáng, trong ánh sáng có Phật, đây không phải là người thường. Ánh sáng có Phật, lịch sử chúng ta ghi lại, đại sư Thiện Đạo có hiện tượng đó.

Bởi thế điều quan trọng nhất của Bồ Tát: “Là thường thọ trì, ghi nhớ không quên”, như thế trong Phật pháp mới là người đệ tử chân chính của Phật, muốn đạt đến mức ghi nhớ không quên, nhất định phải đọc nhiều. Cổ nhân dạy: “Đọc sách nghìn lượt, tự thấy nghĩa lí”, đạo lí ở đây là gì? Khi đọc nghìn lượt, tâm đã định, định mới sinh tuệ, đạo lí ở chỗ đó.

Chúng ta, điều khúc mắc nhất đó là tính khí nông nỗi, tâm không định, làm sao biết được tâm không định? Niệm Phật sẽ thấy, sẽ phát hiện tâm không định, tĩnh toạ sẽ thấy được, vẫn ngồi xếp bằng ở đấy. Nhưng ngồi năm phút còn được, mười phút là không ổn, vọng niệm đã nổi. Giờ chỉ tịnh trong niệm Phật đường, thấy rất rõ hiện tượng này, có công phu hay không giờ này sẽ thấy.

/ 600