/ 600
385

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 572

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 02.09.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 758, hàng thứ nhất: “Độc lưu thử kinh đệ tứ thập ngũ”, đây là phẩm 45.

Chúng ta xem chú giải của Hoàng Niệm Tổ, ở trước có một đoạn nói rõ về “phẩm này”, nghĩa là phẩm kinh này. “Độc lưu thử kinh” là phẩm kinh này. “Biểu thị tương lai kinh diệt, Đức Phật từ bi đặc biệt lưu lại kinh này, chỉ trú 100 tuổi”, nghĩa là kinh giáo sẽ bị diệt ở thế gian. Thế nào gọi là diệt? Trong Nhân Vương Kinh nói rất rõ ràng. Pháp vận của Đức Thế Tôn phân ra ba thời kỳ: Chánh pháp, tượng pháp, mạt pháp. Sau thời mạt pháp chính là diệt pháp, pháp sẽ diệt. Bốn thời kỳ này phân như thế nào? Trong Nhân Vương Kinh nói rất rõ ràng: Thế gian này có người dạy học, có người tu hành, có người chứng quả_giáo hành quả, đầy đủ cả ba điều này gọi là chánh pháp. Nếu có dạy, có hành, không có chứng quả, đó gọi là tượng pháp. Chỉ có dạy, không có hành, cũng không có quả, đó gọi là mạt pháp. Nếu dạy cũng không có, gọi là diệt pháp. Trong Nhân Vương Kinh nói điều này rất hay.

Từ trên mặt thời gian mà nói, mọi người đều biết, chánh pháp 1000 năm, tượng pháp 1000 năm, mạt pháp mười ngàn năm, đây là nói trên mặt thời gian. Trong 1000 năm này, ba chữ này đều đầy đủ, có dạy, có hành, có chứng quả, đây gọi là chánh pháp. 1000 năm thứ hai, căn tánh chúng sanh không như trước, tập khí phiền não quá nặng. Có dạy, có tu hành, không chứng quả, đây gọi là tượng pháp. Thời kỳ thứ ba rất dài, mười ngàn năm. Có dạy, nhưng không có tu hành chứng quả, không còn thật sự tu hành chứng quả, đây gọi là mạt pháp. Nếu dạy cũng không có, nghĩa là giảng kinh cũng không có, đây gọi là diệt pháp. Hợp cả hai lại để xem, cái gọi là chánh pháp, tượng pháp, mạt pháp, không phải nhất định. Trong chánh pháp có tượng pháp chăng? Có! Quý vị xem, có dạy, có tu hành, đều không chứng quả. Không chứng quả chẳng phải chính là tượng pháp sao? Chứng quả chính là chánh pháp, nói cách khác, trong tượng pháp có chánh pháp chăng? Có, trong tượng pháp cũng có tu hành chứng quả. Cho nên quý vị hợp lại như vậy để xem, nó rất linh hoạt, không hề cứng nhắc. Thời kỳ mạt pháp có chánh pháp chăng? Có. Quý vị gặp được Tịnh độ tông, có dạy, có thể nghe kinh nghe pháp, y giáo tu hành, tương lai vãng sanh thế giới Cực Lạc, đây chính là chánh pháp. Điều then chốt muốn hỏi là chúng ta sống trong thời kỳ nào? Chúng ta trú trong chánh pháp, hay trú trong tượng pháp, hay là trú trong mạt pháp? Điều này quan trọng, là trong Nhân Vương Kinh nói, là Phật nói, không phải tùy tiện nói đâu. Nghĩa là nói trong chánh pháp có mạt pháp, trong mạt pháp có chánh pháp, phải hiểu đạo lý này, Phật pháp quả thật gọi là pháp bình đẳng.

Trong này rất quan trọng, đã gợi mở cho chúng ta, nếu không giảng kinh, ở đây không có Phật pháp, pháp sẽ diệt. Ở đây có chùa chiền, có tượng Phật, có kinh điển, không có người giảng, không có người nghiên cứu, ở đây là diệt pháp. Ở đây không có chùa chiền, không có tượng Phật, không có kinh sách, nhưng có người ở đây giảng, đó gọi là mạt pháp.

Cùng một đạo lý, nếu đem nó chuyển đến truyền thống văn hóa xưa, cổ thánh tiên hiền có dạy, Nghiêu Thuấn Ngu Thang đều có dạy. Vua Nghiêu là người có chủ quản giáo dục đệ nhất trong quan viên chính phủ ngày xưa, thiết lập nên chế độ này. Quan này gọi là tư đồ, đồ là đồ đệ, đây chính là giáo dục, tư đồ chính là bộ trưởng giáo dục. Đầu tiên của quốc gia, lịch sử Trung quốc ghi chép là đầu tiên quốc gia chính thức có cơ cấu giáo dục, có tư đồ, người chuyên môn phụ trách. Có dạy, có thực học, có quả. Vì sao vậy? Vì họ thật sự học thành thánh nhân, học thành hiền nhân. Tu học có đẳng cấp, giống như ba học vị ở nhà trường hiện nay. Học vị cao nhất là thánh nhân giống như học vị tiến sĩ, học vị thứ hai là thạc sĩ_Hiền nhân, học vị thứ ba là quân tử, chính là đại học. Có ba học vị, nghĩa là Thánh_Hiền_Quân tử. Trong nhà Phật là Phật, Bồ Tát, A la hán. Phật là học vị cao nhất_Tiến sĩ, Bồ Tát là học vị thứ hai, A la hán là học vị thứ ba_Đại học. Giống nhau, đều là nền tảng giáo dục.

/ 600