/ 600
545

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 451

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Trung Tấn

Biên tập: Nguyên Tâm

Thời gian: 12.06.2011

Địa điểm: Cang Sơn Tịnh Tông Học Hội_Nhật Bản

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống.

Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang thứ 571, hàng thứ 6 từ trên xuống.

“Tác đại lợi lạc giả, ư niệm Phật chúng sanh, nhiếp thủ bất xả, linh li tam đồ, đắc vô lượng lực, đồng sanh cực lạc giả”.

Kinh văn nói hai vị Bồ Tát này, họ ở trong vô lượng cõi nước của mười phương chư Phật, “đạt được tùy tâm”, thật là ngàn nơi cầu thì ngàn nơi ứng, Quan Âm, Thế Chí đều là như vậy. Nói: “hiện ở cõi này, làm lợi lạc lớn”. Đây là trong chú giải nói, đặc biệt là đối với chúng sanh niệm Phật, niệm Phật A Di Đà cầu sanh tịnh độ, có duyên sâu dày với hai vị Bồ Tát này.

Lịch sử Trung quốc ghi chép rất nhiều chuyện cảm ứng của Bồ Tát. Ngày nay có nhiều người cầu Bồ Tát, vì sao đa phần không có cảm ứng, chỉ số ít có cảm ứng? Chúng ta biết, cảm ứng không phải ở nơi Bồ Tát, mà cảm ứng ở tự chúng ta. Nguyên nhân thứ nhất là nghiệp chướng của chúng ta quá nặng, tập khí sâu dày, cũng chính là tạo nghiệp nặng nhưng tự mình không hay biết, không biết rõ về Bồ Tát, đây là thật. Vì sao không nhận biết? Vì không nghiên cứu thẩm thấu kinh điển nói về hai vị Bồ Tát này, rất xa lạ đối với họ.

Quan Âm Bồ Tát có ba bộ kinh, ba bộ kinh này đều thuộc trong đại kinh, không phải độc lập. Chương Quán Thế Âm Bồ Tát nhĩ căn viên thông trong Kinh Lăng Nghiêm, trong viên thông thứ 25, nằm ở vị trí sau cùng.

Đại Thế Chí Bồ Tát cũng xuất hiện trong chương Đại Thế Chí Bồ Tát niệm Phật viên thông của Kinh Lăng Nghiêm. Kinh văn không dài chỉ có 244 chữ, ngắn hơn cả Tâm Kinh. Ấn Quang đại sư bổ sung chương kinh này vào trong Tịnh độ tứ kinh, trở thành Tịnh độ ngũ kinh. Vốn Tịnh độ có ba bộ kinh một bộ luận. Ba bộ kinh này, thứ nhất là Kinh Vô Lượng Thọ, thứ hai là Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, thứ ba là Kinh A Di Đà.

Trong đó Kinh Vô Lượng Thọ quan trọng nhất, kinh này giới thiệu về mọi phương diện ở thế giới Cực Lạc. Khiến chúng ta hiểu biết được Tịnh tông, biết về thế giới Cực Lạc, biết Phật A Di Đà, mới phát tâm cầu sanh tịnh độ.

Đối với Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, trong đó nói đến hai vấn đề: Một là lý luận, hai là phương pháp, thiên về hai phương diện này. Hai phương diện này nói rõ ràng hơn so với bộ kinh này, không thể không đọc.

Thứ ba là tiểu bổn Kinh A Di Đà, rất tiện cho việc thọ trì, có thể dùng làm thời khóa đọc tụng, khiến quý vị ngày ngày không xa rời Phật A Di Đà.

Một bộ luận tức Luận Vãng Sanh của Thiên Thân Bồ Tát, là báo cáo của Thiên Thân Bồ Tát về thành quả vãng sanh bất thoái thành Phật của bản thân, trong khi tu học Tịnh độ, ngài đưa ra báo cáo tu học để mọi người cùng chia sẻ, trong đó rất tuyệt vời. Đây là ba bộ kinh một bộ luận.

Vào năm Hàm Phong nhà Thanh, cư sĩ Ngụy Mặc Thâm, ông có hội tập Kinh Vô Lượng Thọ, ông đem Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện, chính là quyển sau cùng của Tứ Thập Hoa Nghiêm, đặc biệt thêm vào trong ba bộ kinh một bộ luận này, trở thành bốn bộ kinh một bộ luận của Tịnh độ. Thêm bộ kinh này này vào rất có lý, vì sao vậy? Triên khai kinh văn của Kinh Vô Lượng Thọ, phân đoạn lớn thứ hai vẫn ở phần tựa. Trong phần tựa nói 16 chánh sĩ tại gia Bồ Tát dự hội, đều tu đức của Phổ Hiền đại sĩ. Cho thấy Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện có liên quan mật thiết với Tịnh tông.

Nói cách khác thế giới tây phương Cực Lạc, tất cả Bồ Tát tu học đều từ hạ hạ phẩm, hạ phẩm hạ sanh đến thượng thượng phẩm, tất cả đều tu hạnh Phổ Hiền. Chúng ta đọc quyển kinh này mới biết được, thế giới Cực Lạc là pháp giới của Bồ Tát Phổ Hiền. Trong Kinh Hoa Nghiêm đức Phật từng dạy: Bồ Tát không tu hạnh Phổ Hiền không thể thành Phật. Thế giới tây phương chuyên tu pháp môn mười đại nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát. Ở đây cũng chứng minh cho chúng ta thấy, thế giới Cực Lạc chỉ có nhất thừa pháp, không hai cũng không ba, là ngang hàng với Pháp Hoa, Hoa Nghiêm. Việc kèm thêm này rất có lí.

Vào đầu năm Dân Quốc tịnh độ tứ kinh lưu thông rất rộng. Ấn Quang đại sư đem Chương Đại Thế Chí Viên Thông kèm thêm vào, hay! Cử chỉ này khiến chúng ta cảm thấy vô cùng tán thán, vì sao vậy? Vì kinh điển của Tịnh tông đã viên mãn. Chương Đại Thế Chí Viên Thông có thể nói là tâm kinh của Tịnh tông, chữ rất ít, phân lượng rất ít, nhưng ý nghĩa sâu xa của Tịnh tông đều nằm trong đó. Đến đây có thể nói là viên mãn, cần phải thêm kinh nào nữa chăng? Không cần, kinh điển của Tịnh tông đến đây là dừng, đã đầy đủ.

/ 600