/ 600
475

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 446

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Minh Tuệ

Biên tập: Liên Hải

Thời gian: 09.06.2011

Địa điểm: Cương Sơn Tịnh Tông Học Hội – Nhật Bản

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi.

Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải” trang 561, hàng thứ hai từ dưới lên, bắt đầu xem từ câu “Bồ tát hưng chí nguyện”. Đây là bài kệ thứ hai của phần trước

“Bồ tát hưng chí nguyện, nguyện nước mình không khác, phổ niệm độ tất cả, mỗi phát tâm Bồ đề, bỏ thân luân hồi đó, đều được đến bờ giác”, chính là sáu câu này. Đây là chỉ chư Bồ tát đã được vãng sinh, đã vãng sinh đến thế giới tây phương Cực lạc, hoàn toàn tương đồng với những gì chúng ta tưởng tượng.

“Cảm ân sâu của Phật”, chưa đến thế giới Cực lạc, quí vị không biết ơn Phật lớn lao thế nào. Đến Thế giới Cực Lạc rồi quí vị mới biết được, thực sự biết được, vì sao vậy? Phật A Di Đà cung cấp cho quí vị thân thể tu học. Chúng ta học gì đi nữa cũng cần mượn thân giả, mượn thân giả để tu thật, không có thân thể này thì ta cách nào? Quí vị không thể tưởng tượng những ưu điểm của thân này, giống như Phật A Di Đà vậy, thân thể này chính là A Di Đà Phật tu hành có được. Nghĩa là sự thành tựu công đức đại nguyện trải qua năm kiếp tu hành, đây là thứ Phật ban cho chúng ta, không phải bản thân chúng ta tu hành mà thành, Ngài cho chúng ta thân thể, cho chúng ta môi trường tu học. Thế giới Cực Lạc y báo chánh báo trang nghiêm. Ở thế giới đó không thiếu một thứ gì.

Tất cả những mong cầu xưng niệm mà sanh, muốn cái gì nó liền hiện ngay trước mắt, không muốn nữa, không cần nữa, không cần thì không có nữa, quí vị xem tự tại biết bao. Quí vị mới hiểu được ân đức to lớn của Phật Di đà. Giống thời ấu thơ vậy, lúc còn là trẻ con, tất cả những thứ quí vị có đều là cha mẹ cho. Lớn lên rồi thì quên mất, không hiếu thảo với cha mẹ nữa. Vì thế, trong thế gian này, bất hiếu cha mẹ là tội nặng nhất, tội nào cũng không nặng bằng tội bất hiếu. Cha mẹ chăm sóc quí vị, bao nhiêu năm nuôi quí vị lớn, lúc về già lại bỏ rơi cha mẹ, vong ân bội nghĩa, người như vậy mà còn có điều tốt sao, họ còn có thể có quả báo tốt sao?

Sinh thế giới Cực lạc mới thực sự biết cảm ân sâu của Phật. Chúng ta chưa vãng sanh, mà đọc được trong kinh điển, chúng ta có thể thể hội được, có thể tưởng tượng được ân đức đó lớn lao thế nào. Phải nhờ vào sự tu hành của bản thân, tu đến phước báo lớn như vậy trải qua vô lượng kiếp, đây không phải là giả. Đến lúc nào mới có phước báo to lớn như thế? Phải chứng được pháp thân, nghĩa là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, thì phước báo đó có mặt, đây gọi là tánh. Tuy phước báo ta có thể gần bằng họ, nhưng không hoàn bị được như họ vậy, nguyên nhân là gì? Đó là bốn mươi tám lời nguyện của Phật A Di Đà, nghĩa là Phật A Di Đà đã nghĩ thay cho chúng ta mọi điều, ngài đã nghĩ rất chu đáo, vô cùng viên mãn, vượt ra ngoài những gì bản thân quí vị đã tu được, những gì quí vị tu được chưa viên mãn bằng những gì ngài nghĩ. Có lúc chúng ta không nghĩ đến, sót mất. Ngài nghĩ đến mọi thứ.

Cảm ân như thế nào? “Nguyện thờ Phật Di Đà làm thầy”, thệ nguyện thờ Phật A Di Đà làm thầy, học tập với Phật A Di Đà, đây là cách báo ân. “Đều phát đại nguyện”, đại nguyện này chính là bốn mươi tám lời nguyện.

“Nên gọi là hưng chí nguyện”, “Bồ tát hưng chí nguyện”, giống như Phật A Di Đà vậy, Phật Di Đà phát bốn mươi tám lời nguyện. Những vị Bồ Tát này, mỗi vị Bồ Tát đều phát bốn mươi tám lời nguyện. Oai lực hoằng nguyện của Phật A Di Đà là không thể nghĩ bàn, bổn nguyện có công đức to lớn như thế, tất cả Bồ tát đều phát nguyện làm cho nguyện lực này càng tăng trưởng, tăng thượng, tức là có rất nhiều người ủng hộ, có nhiều người hưởng ứng như vậy, vậy là sản sanh lực lượng lớn biết bao!

Những thể hội trong tâm chúng ta, khắp pháp giới hư không giới không có một sức mạnh nào có thể sánh bằng họ, gọi là không thể so sánh. Năng lượng lớn lao này, ngày nay khoa học gọi là năng lượng. “Hội sớ” nói: Chí nguyện, là Di Đà Tôn nhiếp độ, nhiếp sinh”, Di Đà Tôn chính là Phật Di đà, cõi nước do ngài nhiếp thọ, chúng sinh được ngài nhiếp thọ.

Phần sau nói về “nhiếp thân”, đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc thì thân chúng ta có được gọi là pháp thân, không phải nhục thân. “Vốn là chí cực, khó nghĩ bàn, nguyện của Bồ tát giống như thế”, chánh báo của Phật A Di Đà, thân có vô lượng tướng, tướng có vô lượng hảo, tướng hảo đều phóng quang minh, quang minh chiếu khắp pháp giới. Thấy ánh sáng, nghe mùi thơm, thân thể toả hương thơm, tướng hảo phóng quang, hương đó xông khắp pháp giới. Có chúng sinh có nhân duyên thấy ánh sáng, nghe mùi hương, đều có thể diệt tội, đều có thể dẫn phát tánh đức, đều có thể khai trí tuệ quang minh. Cho nên bổn là chí cực khó nghĩ bàn. Chí cực là đạt đến đỉnh điểm, không thể tưởng tượng, Bồ tát thấy Phật A Di Đà, không ai là không hoan hỉ. Nghe những lời khai thị của Phật A Di Đà, không ai là không tiếp nhận, không ai là không y giáo phụng hành, tự nhiên phát khởi tâm nguyện giống Phật A Di Đà vậy. Chúng ta nếu chưa đọc đoạn kinh văn này cũng có thể tưởng tượng được. Người cùng tâm này, tâm đồng lý này. Chúng ta nhìn thấy Phật A Di Đà có thể không phát tâm sao? Phật A Di Đà là tấm gương sáng nhất cho chúng ta, Bồ tát nguyện giống như vậy.

/ 600