/ 600
458

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 340

Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư

Chuyển ngữ: Nguyên Thanh

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày: 23.03.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện _Úc Châu

 

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Mời quí vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 391. Trong Thập Thừa Quán Pháp, chúng ta đã học đến quán thứ sáu. Quán thứ sáu nói về 37 phẩm trợ đạo. Chúng tôi đã giới thiệu sơ lược qua rồi. Bây giờ mời quí vị xem kinh văn.

Nhược tu Tứ Niệm Xứ”. Tứ niệm xứ là nhìn thấu.“Năng sanh chánh cần”. Chánh cần chính là đoạn ác tu thiện. Thật sự nhìn thấu rồi, thì tâm đoạn ác tu thiện mới có thể sanh khởi. Tâm đoạn ác tu thiện không sanh khởi, quí vị sẽ chẳng hiểu được chân tướng sự thật, không biết được tình hình thực tế trước mắt như thế nào. Quan niệm này đều sai lầm hết. Từ chỗ cho rằng thân này là thanh tịnh, sự hưởng thụ của chúng ta là vui sướng, mà không nghĩ đến chân tướng sự thật. Thân này thật sự là bất tịnh, thêm vào đó phiền não, tạp niệm, ưu tư, dính mắc. Đối với thân tâm có sự tổn thương nghiêm trọng, mà chúng ta không nhận biết.

Thật sự hiểu rõ rồi, đối với trong và ngoài thân. Trong là tâm, ngoài là cảnh giới. Ta sẽ biết được nó không có thật, đều là giả, đều thuộc về vô thường. Như thế thì tâm niệm đoạn ác tu thiện mới có thể sanh khởi. Biết được giáo lý đại thừa nói rất chính xác. Ý niệm của chúng ta thiện, thuần tịnh thuần thiện, đó là thân pháp tánh, quốc độ pháp tánh. Thân đó mới gọi là thân thanh tịnh, thế giới là thế giới thanh tịnh. Tâm hành bất thiện, chắc chắn thân thể có nhiều bệnh tật, khu vực ta sống khẳng định có nhiều thiên tai. Tất cả đều do tâm hành bất thiện chiêu cảm nên. Cho nên tu Tứ Niệm Xứ mới có thể sanh Chánh Cần.

Chánh Cần phát như ý túc”. Có nghĩa là Tứ Chánh Cần sẽ phát khởi Tứ Như Ý Túc. Nghĩa là biết được điều gì cần buông bỏ, không nên chấp trước, không nên phân biệt, hiểu rõ.

Tứ Như Ý Túc sanh khởi Ngũ Căn. Ngũ Căn sanh khởi Ngũ Lực. Ngũ Lực sanh khởi Thất Giác Chi. Thất Giác Chi sanh khởi Bát Chánh Đạo. Ở tiểu thừa giáo là chứng được quả vị A La Hán. Đại thừa Viên Giáo thì đây là nhập Sơ Trụ, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, sẽ đạt được cảnh giới này.

Thị vi điều đình thích đáng. Nhược tùy nhân căn tánh, ư chư đạo phẩm, hà giả tương ưng, khả dĩ nhập lý. Thị vi điều thí thích nghi dã”.

Căn tánh của con người không tương đồng. Bậc thượng căn lợi trí, tương ưng với một loại, hai loại đạo phẩm, họ sẽ khế nhập được cảnh giới, gọi là nhất văn thiên ngộ. Những người như vậy đương nhiên là rất ít.

Khi tôi mới học Phật, ba vị thầy giáo của mình. Ba vị thầy giáo này đều chưa từng gặp mặt. đại sư Chương Gia, thầy giáo Phương, thầy giáo Lý đều chưa từng gặp nhau. Thầy Lý biết, nghe tên hai vị kia nhưng chưa từng gặp. Nhưng ba vị đều nói với tôi một việc. Khi tôi mới học, họ bảo tôi đối với những điều chỉ dạy của Tánh tông, không được đụng vào. Tôi rất thích, thích kinh Kim Cang, thích kinh Pháp Bảo Đàn. Ba vị thầy giáo đều lắc đầu. Họ nói nhưng bộ kinh này, là đối với bậc thượng thượng căn. Bậc thượng thượng căn vừa tiếp cận là đại triệt đại ngộ. Chúng ta không thuộc hàng thượng thượng căn. Không phải hàng thượng thượng căn, học những bộ kinh như thế rất hoan hỷ, nhưng khó vào được cảnh giới đó. Quí vị có thể hoan hỷ suốt một cuộc đời, nhưng chưa chắc đã chứng được quả vị Tu Đà Hoàn.

Nguyên nhân gì vậy? Thầy giáo Phương phân tích rất hay. Thầy Phương nói, kinh điển giống như tiết học trong trường. Có môn thuộc về tiểu học, có môn thuộc về trung học, có môn thuộc về đại học, có môn thuộc về nghiên cứu sở. Thầy Phương nói hiện nay anh là hàng sơ học, cần nên học tiểu học, trung học, đại học, rồi mới đến nghiên cứu sở. Học theo thứ lớp như thế mới đúng. Kinh Kim Cang, kinh Pháp Bảo Đàn là môn học của nghiên cứu sở. Tuy anh thấy được, nghe được rất thích thú, nhưng không vào được cảnh giới đó. Không sai tí nào. Cho nên thầy giáo dạy tôi bắt đầu học từ Pháp Tướng tông, Bách Pháp Minh Môn, Tam Thập Tụng, Nhị Thập Tụng. Hạ thủ công phu từ đây. Thầy giáo dạy tôi, đây thật sự là triết học Phật giáo. Bởi vì tôi theo thầy học triết học. Còn đại sư Chương Gia đã dạy tôi cội rễ giáo dục. Ngài dạy tôi từ chỗ trì giới tu định, đi theo con đường này, học đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cuốn sách đầu tiên Ngài bảo tôi đọc, đó là cuốn Thích Ca Phổ, Thích Ca Phương Chí.

/ 600