/ 600
420

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 264

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 04.02.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện_Úc Châu

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 320, hàng sau cùng, bắt đầu xem từ đoạn giữa.

“Thứ hai, như Luận Chú nói, Phật quang minh là tướng trí tuệ, cho nên thân quang minh và trí tuệ nhãn không hai. Trí tuệ nhãn khai, hoàn toàn kiến tánh, thân quang minh lập tức thành tựu”. Đây là nghĩa thứ hai đạt được thân quang minh, trong Luận Chú có một đoạn nói như vậy.

“Phật quang minh là tướng trí tuệ, cho nên thân quang minh và trí tuệ nhãn là một không không phải hai”, cùng một vấn đề. “Trí tuệ nhãn khai, hoàn toàn kiến tánh”, câu này nói rất rõ ràng, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Thành tựu thân quang minh, thân quang minh tức là thân Phật. Thành Phật cũng chính là nói thật sự buông bỏ tất cả vọng tưởng phân biệt chấp trước, tất cả pháp thế xuất thế gian hiện ra ngay trước mắt. Tất cả đều là “phi”, tất cả đều là “thị”, tánh tướng nhất như, sự lý không hai, là cảnh giới như vậy.

Trong Phật giáo đại thừa, người nào, địa vị nào có thể chứng được? Biệt giáo sơ địa trở lên, viên giáo sơ trụ trở lên, trong Kinh Hoa Nghiêm 41 vị pháp thân đại sĩ, họ chứng được. Phật giáo đại thừa, tông môn gọi là minh tâm kiến tánh, giáo môn gọi là đại khai viên giải, Tịnh độ tông gọi là lý nhất tâm bất loạn. Danh xưng khác nhau, cảnh giới hoàn toàn tương đồng, không phải người bình thường có thể chứng được.

Ngày xưa có, quả thật thời kỳ tượng pháp, Phật pháp truyền đến Trung quốc. Thế Tôn diệt độ 1000 năm, Phật pháp truyền đến Trung quốc. 1000 năm trước khi chưa truyền đến Trung quốc, là thời kỳ chánh pháp của Phật, trì giới có thể chứng quả. Thông thường quả vị này đều là chỉ A la hán và Bích Chi Phật.

1000 năm thứ hai là lúc Phật pháp vừa truyền đến Trung quốc, thời tượng pháp, thời kỳ tượng pháp thiền định thành tựu. Lúc đó thiền tông rất hưng thịnh, đạo tràng của Thiền tông khắp toàn quốc.

Thời kỳ mạt pháp 10 ngàn năm, hiện nay đã qua 1000 năm, 10 ngàn năm đã qua 1000 năm đầu tiên. 1000 năm đầu tiên tu thiền khai ngộ rất ít, vẫn còn người được định. Nhưng sau 1000 năm đầu tiên, chưa đến 1000 năm thứ hai, giai đoạn sau cùng của 1000 năm đầu tiên. Trong 100 năm này, chúng tôi từng trải qua, tông môn có một số đại đức như hòa thượng Hư Vân, đều được định, chưa đại triệt đại ngộ. Hòa Thượng Hư Vân sanh lên cõi trời đâu suất, thân cận Bồ Tát Di Lặc. Tương lai nơi Long Hoa Tam Hội, các ngài cũng giống như đệ tử thường tùy của Thế Tôn vậy, thuộc những nhân vật như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên.

Đức Phật dạy rằng, thời kỳ mạt pháp Tịnh độ thành tựu, người niệm Phật vãng sanh không kể xiết. Từ thời đại Đông tấn, lúc đó là thời kỳ tượng pháp. Đại sư Huệ Viễn ở Lô Sơn Giang Tây, thành lập đạo tràng niệm Phật đầu tiên, niệm Phật đường Đông Lâm, có 123 người đồng tu, mỗi người đều thành tựu. Thời đại đó kinh luận của Tịnh độ không đầy đủ, Tịnh độ tam kinh chỉ có Kinh Vô Lượng Thọ dịch sang tiếng Trung. Kinh Di Đà và Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật_Vãng Sanh Luận thì càng không cần nói, đều chưa dịch sang tiếng Trung. Niệm Phật đường đầu tiên của đại sư Huệ Viễn, hoàn toàn y theo giáo huấn trong Kinh Vô Lượng Thọ tu hành, người người đều thành tựu. Người vãng sanh trước đều theo Phật A Di Đà đến tiếp dẫn người vãng sanh sau. Khi vãng sanh gặp Phật, đều thấy những người đồng tu trong liên xã theo bên cạnh Phật, thù thắng biết bao!

Phật pháp thật sự có sai biệt giữa chánh pháp, tượng pháp và mạt pháp ư? Đức Thế Tôn nói pháp môn bình đẳng, không có cao thấp. Vậy là chúng ta biết, quả thật không có, ba loại sai biệt này là Phật phương tiện nói. Căn cứ vào đâu để nói? Căn cứ vào căn tánh của chúng sanh, điều này chúng ta có thể lý giải. Càng vào thời thượng cổ nhiễm ô càng nhẹ, càng vào thời cận đại nhiễm ô càng nặng. Điều này ngay trong đời chúng ta, chúng ta cũng thể nghiệm ra được.

Lúc tôi còn nhỏ, khoảng mười mấy tuổi, xã hội chưa đến nỗi nào, nhân tâm vẫn còn trung hậu. Thời kỳ kháng chiến, lúc đó quốc gia gặp thảm họa lớn, người Nhật bản phát động chiến tranh xâm lược Trung quốc. Nếp sống xã hội rất thuần hậu. Lúc đó chúng tôi là học sinh lưu vong, mười lăm mười sáu tuổi chưa đủ tư cách làm lính. Chưa đủ tuổi, đi lính phải 18 tuổi trở lên, chúng tôi chưa đủ tư cách làm lính. Thật may mắn, quốc gia thương xót số học sinh lưu vong này, thành lập rất nhiều trường trung học. Vốn quốc gia chỉ thành lập trường đại học, trung học và tiểu học là chính phủ địa phương thành lập. Cho nên lúc đó tỉnh thành lập trường trung học, huyện thành lập trường tiểu học. Không như hiện nay, quý vị thấy xã hội ngày nay, huyện cũng thành lập trường đại học. Trong thời kỳ kháng chiến, chúng tôi học trường trung học quốc lập. Quý vị biết, trường trung học quốc lập toàn là học sinh lưu vong, không có nhà để về. Trường học là nhà, thầy cô giáo chính là cha mẹ, không đơn giản chút nào! Lúc đó chúng tôi đối với trường học có cảm tình rất sâu sắc, đối với thầy cô quả thật giống như cha mẹ, đồng học giống như anh em chị em vậy. Quan tâm lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau. Thời gian chạy nạn đi đến một nơi xa lạ, đất khách quê người, nhưng gặp ai họ cũng đều giúp đỡ, đều đồng tình với hoàn cảnh khó khăn của chúng tôi, quan tâm việc ăn ở cho chúng tôi. Không như xã hội bây giờ, hiện nay không còn. Nghĩa là nói lúc đó có nhiễm ô, nhẹ, không nghiêm trọng lắm. Bảy tám mươi năm nay, có thể nói sự nhiễm ô của xã hội ngày càng nghiêm trọng. Cứ quan sát mười năm, mười năm thì rất rõ ràng, khoa học kỹ thuật phát đạt, nhưng đạo đức con người hiện nay không còn nữa. Đây chính là vì sao Phật pháp có chánh pháp, tượng pháp, mạt pháp. Nó căn cứ theo 1000 năm 1000 năm mà nói.

/ 600