/ 600
795

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 222

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 15.12.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống! Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 272, bắt đầu xem từ giữa hàng thứ hai. Bắt đầu xem từ câu “nguyện lại nói”.

“Tất cả chúng sanh, nếu nghe tiếng ta, tiếng tức là danh hiệu, phát nguyện muốn sanh về thế giới ta, các chúng sanh này khi lâm mạng chung, tất cả đều thấy được ta và chư đại chúng trước sau vây quanh, lúc này ta nhập vào vô ế tam muội. Nhờ sức tam muội, đứng trước người này mà nói pháp. Nhờ nghe pháp mà đoạn trừ tất cả khổ não, tâm đại hoan hỷ. Tâm họ hoan hỷ, nên được bảo chân tam muội. Nhờ sức tam muội, khiến tâm được niệm và vô sanh nhẫn, sau khi mạng chung nhất định sanh vào nước ta”.

Đây là một đoạn kinh văn trong Kinh Bi Hoa, nói rõ về tình trạng người niệm Phật khi vãng sanh. Trong này nói, ý nghĩa tương đồng với trong tiểu bổn kinh mà đại sư Huyền Trang phiên dịch. Phàm phu lâm chung không điên đảo, không tán loạn, vẫn phải cần oai thần bổn nguyện của Phật A Đà gia trì. Nếu không được Phật lực gia trì, vãng sanh là điều không thể. Đặc biệt hiển thị nguyện lực của Phật A Di Đà không thể nghĩ bàn.

Tất cả chúng sanh, là nói về chúng sanh vãng sanh, điều kiện vãng sanh hoàn toàn ở tín tâm nguyện tâm. Tin thật, muốn đi, điều kiện này sẽ đầy đủ. Nói thì dễ, nhưng người tin thật, muốn đi quả thật không nhiều. Nếu như không tin, ta có thể làm trắc nghiệm. Quý nói niệm Phật đường này của tôi, niệm Phật bảy ngày là vãng sanh. Không cần nói nhiều, bảy ngày vãng sanh, triệu tập mọi người đến niệm Phật, quý vị xem có thể triệu tập được mấy người. Đồng nghĩa là nói với mọi người, đến chỗ này của tôi là bảy ngày sau phải chết, như vậy có ai dám đến. Bởi vậy miệng nói vãng sanh thì dễ, nhưng thật sự vãng sanh sẽ khiến mọi người sợ hãi, không dám đi, đây là thật.

Từ đây chúng ta có thể hiểu, người tin thật, muốn cầu vãng sanh quả thật không nhiều. Bởi vậy đệ tử chơn chánh của Phật không nhiều, giả nhiều hơn. Bồ Tát thật cũng ít, Bồ Tát giả rất nhiều, khắp nơi đều có. Trong xã hội hiện tại của chúng ta, chúng ta không thể không biết. Quan trọng là phải hồi quang phản chiếu, nghĩ lại xem mình là thật hay là giả, mình thuộc bên nào, điều này rất quan trọng. Làm sao để nhận ra? Nếu là thật, họ buông bỏ tất cả. Chỉ cần có một vài điều chưa buông bỏ, đó không phải thật, điều này rất dễ nhận ra. Trong cuộc sống hằng ngày, ta xem họ nghĩ gì, họ nói những gì. Nếu còn nghĩ đến những chuyện không liên quan, và nói những điều không liên quan, như vậy là không phải thật. Thật thì sao? Họ chỉ nghĩ đến một điều, là A Di Đà Phật, quý vị hỏi họ còn nghĩ gì khác nữa chăng? Không có, không có ý niệm nào khác ngoài câu A Di Đà Phật. Mọi sự, mọi cảnh, mọi duyên khác đều tùy duyên, không có gì không tốt. Đó là thật, đó không phải giả.

Quan tâm đối với tất cả người sự vật, đó đều là dư thừa, vì sao vậy? Vì mỗi người đều có nghiệp lực của riêng mình, mỗi người đều có nguyện lực của mình, sức mạnh nào lớn? Nếu nghiệp lực mạnh hơn nguyện lực, như vậy nghĩa là quý vị tiếp tục trôi lăn trong luân hồi. Niệm Phật cũng không được, cũng không thể vãng sanh. Nếu nguyện lực, thật sự muốn đi, mạnh hơn nghiệp lực, như vật chắc chắn vãng sanh. Quyền thao túng này đều ở trong tay mình, không phải do người khác, không phải Phật A Di Đà làm chủ. Phật A Di Đà đến tiếp dẫn ta, điều kiện vẫn là bản thân ta đồng ý hay không. Thuyền pháp của Bồ Tát đến, quý vị có muốn lên chăng? Muốn lên nghĩa là được độ, không muốn lên tức là tiếp tục trôi lăn trong luân hồi. Chúng ta không thể không biết điều này. Pháp thế gian, pháp xuất thế gian đều do mình thao túng, đạo lý này không thể không biết. Phật Bồ Tát không làm chủ được. Thượng đế cũng không làm chủ được. Vua Diêm la cũng không làm chủ được. Ai làm chủ? Chính mình làm chủ, đây mới là thật.

Trong kinh điển Đức Thế Tôn luôn nhắc nhở chúng ta, tổ sư đại đức thường cảnh tỉnh chúng ta, phải tin thật, phải nguyện thiết, vãng sanh được hay không đều dựa vào điều này. Đối với công phu niệm Phật sâu hay cạn, công phu niệm Phật sâu hay cạn không phải niệm Phật nhiều hay ít, không liên quan đến điều này. Nhưng nó có thể làm trợ duyên, nó không phải chủ yếu. Chủ yếu là gì? Chủ yếu ở chỗ ta buông bỏ được bao nhiêu, điều này quan trọng. Nếu thật sự tất cả pháp thế xuất thế gian đều buông bỏ hết, nhất tâm cầu sanh thế giới tây phương Cực Lạc. Một ngày niệm một câu, mười câu đều được, đều không ít. Đây quả thật như các bậc tổ sư nói: “một niệm tương ưng một niệm Phật”, một niệm đó của họ tương ưng với Phật A Di Đà. Chúng ta niệm một vạn câu, niệm mười vạn câu chưa chắc tương ưng. Người ta một niệm tương ưng, cho nên hiệu quả rất thù thắng, đạo lý là như thế.

/ 600