/ 28
308

QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 23

 

Xin xem trang một trăm bảy mươi hai, hàng cuối cùng. Phép Quán thứ bảy là quán chánh báo, đây là Hoa Tòa Quán.

 

Phật cáo A Nan cập Vi Đề Hy: - Đế thính, đế thính, thiện tư niệm chi! Ngô đương vị nhữ phân biệt, giải thuyết trừ khổ não pháp, nhữ đẳng ức trì, quảng vị đại chúng phân biệt giải thuyết.

佛告阿難及韋提希 。諦聽諦聽。善思念之。吾當為汝

分別解說除苦惱法。汝等憶持。廣為大眾分別解說。

(Phật bảo A Nan và Vi Đề Hy: - Lắng nghe, lắng nghe! Hãy khéo suy nghĩ! Ta nay sẽ vì các ngươi phân biệt, giải thích pháp trừ khổ não. Các ngươi hãy ghi nhớ, vâng giữ, rộng vì đại chúng phân biệt, giải thích).

 

Trong đoạn kinh văn này, “đế thính” là Văn Huệ, “thiện tư” là Tư Huệ, “niệm chi” là Tu Huệ, Tam Huệ Văn, Tư, Tu. Kinh đã nói minh bạch “trừ khổ não pháp”. Mọi người đều cảm thấy rất khổ não. Làm thế nào để diệt trừ pháp khổ não? Trong chương này, đức Phật sẽ dạy chúng ta pháp trừ khổ não. Nếu chúng ta học hiểu, sẽ cũng có thể diệt trừ khổ não giống như bà Vi Đề Hy. Hãy xem kinh văn:

 

Thuyết thị ngữ thời, Vô Lượng Thọ Phật trụ lập không trung. Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, thị nhị đại sĩ thị lập tả hữu, quang minh xí thịnh, bất khả cụ kiến, bách thiên Diêm Phù Đàn kim sắc, bất đắc vi tỷ.

說是語時 。無量壽佛住立空中。觀世音。大勢至。是

二大士侍立左右 。光明熾盛 。不可具見。百千閻浮檀金色

。不得為比。

(Lúc nói lời ấy, Vô Lượng Thọ Phật đứng trên không trung. Hai vị đại sĩ Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng hầu hai bên, quang minh chói lọi, chẳng thể thấy trọn. Màu sắc của trăm ngàn vàng Diêm Phù Đàn chẳng thể sánh bằng).

 

Trong kinh Vô Lượng Thọ, đức Thế Tôn đã dạy A Nan và đại chúng: Nếu muốn thấy A Di Đà Phật, hãy nên nhất tâm đảnh lễ, khen ngợi, A Di Đà Phật liền hiện tiền. Ở đây, trong phần trước, đức Phật dùng thần lực thị hiện các cõi Phật cho phu nhân Vi Đề Hy thấy. Kinh giảng đến chỗ này, A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí, tức Tây Phương Tam Thánh hiện thân ở nơi đây, đều nhằm chứng minh cho chúng ta thấy tánh chất chân thật của bộ kinh này. Trong kinh Vô Lượng Thọ, những người thấy khi ấy, không kể hàng Bồ Tát, chỉ tính riêng đại chúng dự hội, chư thiên cũng không tính, khi chỉ tính riêng nhân gian, bèn có hai vạn người tham dự pháp hội ấy. Tỳ-kheo xuất gia là một vạn hai ngàn người, tức là cư sĩ, quốc vương, đại thần… [nói đúng ra là] hơn hai vạn người. Ở đây là hoàng cung, nhằm lúc phu nhân Vi Đề Hy bị giam cầm, trong cung chỉ có năm trăm cung nữ hầu hạ hoàng hậu. Những người thấy Tây Phương Tam Thánh ở đây là A Nan, Mục Liên, phu nhân Vi Đề Hy và năm trăm cung nữ. Do đó, cũng chẳng phải là một người thấy, mà là đại chúng thấy, chúng ta phải nên tin tưởng. Chớ nên nghĩ: Kinh viết như vậy, nhưng ta chẳng thấy, những gì bản thân chúng ta chẳng thấy nhiều lắm! Người đông ngần ấy trông thấy, chúng ta hãy nên tin sâu, chẳng ngờ. Tây Phương thế giới Di Đà Tam Thánh quyết định chẳng phải là giả. Chúng ta xem kinh văn:

 

Thời Vi Đề Hy kiến Vô Lượng Thọ Phật dĩ, tiếp túc tác lễ, bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Ngã kim nhân Phật lực cố, đắc kiến Vô Lượng Thọ Phật cập nhị Bồ Tát, vị lai chúng sanh đương vân hà quán Vô Lượng Thọ Phật cập nhị Bồ Tát.

時韋提希見無量壽佛已 。接足作禮。白佛言。世尊。

我今因佛力故 。得見無量壽佛及二菩薩 。未來眾生。當云

何觀無量壽佛及二菩薩。

(Khi ấy, Vi Đề Hy thấy Vô Lượng Thọ Phật rồi bèn làm lễ áp sát chân Phật, bạch đức Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Con nay do Phật lực nên được thấy Vô Lượng Thọ Phật và hai vị Bồ Tát. Chúng sanh trong đời mai sau hãy nên quán Vô Lượng Thọ Phật và hai vị Bồ Tát như thế nào?”)

 

Vi Đề Hy phu nhân thấy Tây Phương Tam Thánh liền lập tức đảnh lễ, “tiếp túc tác lễ” là cách đảnh lễ cung kính nhất. Trong chú giải đã nói rõ, chẳng phải là bà ta lễ bái Tây Phương Tam Thánh, mà là lễ bái Thích Ca Mâu Ni Phật, nên trong những câu tiếp đó, bà ta thưa hỏi Thích Ca Mâu Ni Phật. Bà ta thấy Tây Phương Tam Thánh, chúng sanh trong đời tương lai phải như thế nào thì mới có cơ duyên được Phật lực gia trì thấy Tây Phương Tam Thánh giống như tôi? Có thể thấy phu nhân tâm lượng khác hẳn [vua Tần Bà Sa La], chính mình vừa mới đạt được lợi ích, đã ngay lập tức nghĩ đến hết thảy chúng sanh. Không chỉ nghĩ đến chúng sanh thuở ấy, mà còn nghĩ đến chúng sanh trong đời tương lai sau này, điều này đáng để chúng ta học tập, đáng cho chúng ta làm theo. Đó là tâm Đại Thừa, là Bồ Đề tâm. Chúng ta xem kinh văn:

Nguồn: www.niemphat.net

/ 28