/ 9
680

Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký

Phần 9

佛說阿彌陀經要解講記

Diêu Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch kinh

姚秦三藏法師鳩摩羅什譯

Sa-môn Tây Hữu Ngẫu Ích Trí Húc chú giải vào đời Thanh

清西有沙門蕅益智旭解

Pháp sư Tịnh Không giảng thuật

淨空法師講述

Cư sĩ Lưu Thừa Phù ghi chép

劉承符居士記

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

(theo bản in của Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội năm 2006)

Giảo duyệt: Minh Tiến, Huệ Trang, Vạn Từ và Đức Phong

 

(Kinh) Đông phương diệc hữu A Súc Bệ Phật, Tu Di Tướng Phật, Đại Tu Di Phật, Tu Di Quang Phật, Diệu Âm Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới, thuyết thành thật ngôn: “Nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh”.

(Giải) A Súc Bệ, thử vân Vô Động. Phật hữu vô lượng đức, ưng hữu vô lượng danh. Tùy cơ nhi lập, hoặc thủ nhân, hoặc thủ quả, hoặc Tánh, hoặc Tướng, hoặc hạnh nguyện đẳng. Tuy cử nhất ngung, nhưng cụ Tứ Tất. Tùy nhất nhất danh, hiển sở thuyên đức. Kiếp thọ thuyết chi, bất năng tất dã.

(經)東方亦有阿閦鞞佛。須彌相佛。大須彌佛。須彌光佛。妙音佛。如是等。恆河沙數諸佛。各於其國。出廣長舌相。遍覆三千大千世界。說誠實言。汝等眾生。當信是。稱讚不可思議功德。一切諸佛所護念經。

(解)阿閦鞞。此云無動。佛有無量德。應有無量名。隨機而立。或取因。或取果。或性或相。或行願等。雖舉一隅。仍具四悉。隨一一名。顯所詮德。劫壽說之。不能悉也。

(Chánh kinh: Phương Đông cũng có A Súc Bệ Phật, Tu Di Tướng Phật, Đại Tu Di Phật, Tu Di Quang Phật, Diệu Âm Phật, các đức Phật nhiều như cát sông Hằng như thế đó, mỗi vị ở trong nước mình, hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật: “Chúng sanh các ngươi hãy nên tin kinh Khen Ngợi Công Đức Chẳng Thể Nghĩ Bàn Được Hết Thảy Chư Phật Hộ Niệm này”.

Giải: A Súc Bệ, cõi này dịch là Vô Động, Phật có vô lượng đức, đương nhiên có vô lượng danh hiệu. Tùy theo căn cơ [của chúng sanh hóa độ] mà lập một danh hiệu, hoặc dùng nhân, hoặc dùng quả, hoặc Tánh, hoặc Tướng, hoặc hạnh nguyện v.v... [để đặt tên]. Tuy nêu lên một khía cạnh, nhưng mỗi danh hiệu đều đầy đủ bốn món Tất Đàn. Đối với mỗi danh hiệu, muốn giảng rõ tánh đức được phô diễn bởi danh hiệu ấy thì dù có sống lâu cả kiếp để diễn nói cũng chẳng thể nào nói trọn hết được).

 

Phật và Bồ Tát đều không có danh hiệu. Danh hiệu là giả danh, thuận theo phía chúng sanh mà lập ra, [tức là] dựa theo nhu cầu của chúng sanh trong hiện thời, thuận theo căn cơ mà lập ra. Hoặc dựa theo nhân, dựa theo quả, hoặc dựa theo Tánh, dựa theo tướng để chọn lấy một đức năng trong vô lượng đức năng [mà lập danh hiệu] nhằm biểu thị pháp hòng tạo lợi ích thực dụng cho chúng sanh. Ấn Độ và Trung Quốc đều coi phương Đông là đứng đầu [trong các phương], mặt trời mọc từ phương Đông. Trong Tứ Quý (bốn mùa), phương Đông biểu thị mùa Xuân. Trong Ngũ Hành, phương Đông thuộc Mộc, phương Nam thuộc Hỏa, phương Tây thuộc Kim, phương Bắc thuộc Thủy, chính giữa thuộc Thổ, rất gần với cách nhìn của người Ấn Độ. Danh hiệu của năm vị Phật này, A Súc Bệ Phật, Tu Di Tướng Phật, Đại Tu Di Phật, Tu Di Quang Phật, Diệu Âm Phật, tượng trưng cho căn bản tu học trong pháp môn.

Vị thứ nhất là A Súc Bệ Phật, A Súc Bệ (Akshobhya) nghĩa là Bất Động, biểu thị học Phật, đối với bất cứ pháp môn nào, Đại Thừa hay Tiểu Thừa, Tông Môn hay Giáo Hạ, Hiển Giáo hay Mật Giáo đều phải bất động. Đấy là điều kiện cơ bản nhất. Nếu thứ gì cũng học, ắt sẽ chẳng thành một việc nào! Cần phải “tám gió thổi chẳng động” thì mới có tư cách nhập môn nhà Phật. Đối với tiếng tăm, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần tâm chẳng động, lại còn phải tiến hơn một bước nữa là chẳng bị lay động bởi các pháp môn khác. Pháp môn, tông phái rất nhiều, ắt phải thâm nhập một môn. Thiện Đạo đại sư nói: “Nếu muốn cầu Giải thì học nhiều tới mấy pháp môn cũng chẳng trở ngại gì; nhưng nếu muốn tu hành, nhất định phải giữ lấy một môn”. Thiện Tài đồng tử tham học năm mươi ba lần, năm mươi ba vị thiện tri thức đều là biểu thị pháp, tượng trưng cho nam nữ già trẻ đủ các ngành nghề trong xã hội, phương diện tiếp xúc hết sức rộng, Thiện Tài đều hiểu rõ hết, nhưng đối với sự tu hành của chính mình thì là “một môn thâm nhập”. Do chẳng hề dao động, Thiện Tài tu pháp môn Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Vị thầy thứ nhất của Thiện Tài là tỳ-kheo Đức Vân (Meghaśri Bhiksu, còn dịch là tỳ-kheo Cát Tường Vân), là một vị xuất gia. Trong năm mươi ba vị thiện tri thức, chỉ có năm vị là người xuất gia. Tỳ-kheo Đức Vân dạy Thiện Tài niệm Phật, môn nào học trước tiên sẽ là chánh yếu; về sau, Thiện Tài gặp những vị thiện tri thức khác, phương pháp tu trì của mỗi vị mỗi khác. Thiện Tài nghe xong đều biểu lộ cung kính cảm tạ, rồi liền cáo từ, biểu thị “chẳng muốn học pháp môn ấy”. Mãi cho đến vị thiện tri thức thứ năm mươi ba là Phổ Hiền Bồ Tát dùng mười đại nguyện vương đưa về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Thiện Tài là chúng sanh căn cơ đã chín muồi, thành Phật trong một đời. Các tông, các phái đều hiểu rõ, hoàn toàn chẳng chướng ngại pháp môn của chính mình tu học. Thiện Tài nêu gương đáng cho chúng ta noi theo. Nếu không có tinh thần độc lập ấy, đừng nên lãng phí thời gian, có học cũng vô ích! Từ xưa, các vị tổ sư đại đức nếu nhận thấy người nào có thể đào tạo thành nhân tài bèn dùng đủ mọi phương pháp để rèn giũa kẻ ấy, tới khi kẻ ấy chịu không nổi sẽ bỏ đi, tức là chẳng thể thành tựu. Rèn giũa trăm cách mà người ấy vẫn chẳng động tâm thì mới là pháp khí. Cương lãnh tu học của Bồ Tát, thứ nhất là bố thí, thứ hai là nhẫn nhục. Bảo quý vị buông xuống, thế gian lẫn xuất thế gian đều buông xuống hết, chuyên tu pháp môn này. Do vậy, A Súc Bệ là vị Phật thứ nhất tại phương Đông, dịch nghĩa là Vô Động, bao hàm những nghĩa đã nói trên đây.

Nguồn: www.niemphat.net

/ 9