45Thứ Hai, 15/01/2024, 22:11

Kính thưa Thầy và các Thầy Cô!

Chúng con xin phép chia sẻ một số nội dung chính mà chúng con ghi chép trong bài Thầy Vọng Tây giảng từ 4h50’ đến 6h00’, sáng Chủ Nhật, ngày 14/01/2024

****************************

TỊNH KHÔNG PHÁP NGỮ 

BÀI 5 

Muốn phát dương quang đại Phật pháp hay chuẩn mực Thánh Hiền, người làm công tác hoằng pháp phải chọn lựa thái độ thấp nhất. Thái độ đó được đặt trên nền tảng chân tâm tức là luôn chân thành, cung kính, khiêm nhường. Đây cũng là cách đạt được “Kiến hòa đồng giải” trong đối đãi với mọi người.

Hòa Thượng chỉ dạy: “Chúng ta ở trong thời Mạt Pháp này, hoằng dương Phật pháp, hoằng dương chánh pháp, hoằng dương chuẩn mực của Thánh Hiền, nhất định phải chọn một tư thế, thái độ thấp nhất”.

Nếu chúng ta chọn thái độ cho rằng chỉ mình mới làm được thì sẽ gặp rắc rối hoặc hôm nay, hoặc ngày mai, thậm chí chướng ngại sẽ bị cộng dồn. Thái độ đó khiến chướng mắt người khác nên họ sẽ chờ đến lúc chúng ta xấu nhất và chỉ cần một thao tác nhỏ là hại được chúng ta.

Thái độ thấp nhất chính là luôn chân thành, cung kính, khiêm nhường. Đạt được tư thái thấp nhất như vậy để xiên dương Phật pháp, Chánh pháp, chuẩn mực Thánh Hiền thì Hòa Thượng khẳng định: “Có như vậy, Chánh pháp và chuẩn mực Thánh Hiền sẽ được phục hưng.

Trong quá trình xiển dương, nếu chúng ta đứng trên giảng đài hay làm các công việc nhưng lại tạo ra tư thái khiến mọi người khó chịu và có thái độ mặc kệ trước sự khó chịu đó thì đây là điều sai lầm. Cách làm này thiếu tâm chân thành, cung kính, khiêm nhường nên mới tạo ra cảm giác khó chịu trong họ. Nếu có đủ tâm thái như trên thì bất cứ ai gần chúng ta, họ đều cảm thấy ấm áp.

Để có tư cách thái độ chân thành cung kính, khiêm nhường, chúng ta phải nhận thức rõ ràng rằng mọi việc làm tốt đẹp nhất mình làm là để cúng dường cho chúng sanh được hưởng chứ không phải để chúng ta thỏa mãn chính mình. Những việc làm tốt đẹp mình làm được không phải của mình mà của biết bao nhiêu người. Nhờ sự giáo huấn của Phật, Bồ Tát Thánh Hiền nên mình mới đạt được thành công nên thành công đó là của Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền chứ không phải của mình.

Nếu có ý niệm “vì mình” thì yêu ma sẽ thấy gai trong mắt họ. Yêu ma là ai? Là oan gia trái chủ nhiều đời. Họ sẽ đến.

Hòa Thượng nhắc đến cách nhìn của người có thâm niên trong cuộc sống. Ngài nói: “Trong chướng ngại thì không nên làm việc gì vượt trội bởi như thế nhất định sẽ bị ma phá hoại. Ma đã tạo nghiệp quá nhiều rồi, vậy thì chúng ta đừng nhẫn tâm để họ tiếp tục tạo nghiệp.

Đây là điểm đặc biệt mà chỉ có người trí tuệ mới nhận ra. Rõ ràng là đôi lúc tâm chúng ta rơi vào trạng thái kiêu ngạo, tự mãn, khoe khoang khi làm được một việc tốt hoặc làm những việc quá đặc thù. Chính tâm này gây ra chướng tai gai mắt nên sẽ có kẻ tìm cách phá hoại. Chúng ta làm chướng mắt họ nên họ mới tạo nghiệp. Để điều này xảy ra là chúng ta không có tâm từ bi.

Trong hoàn cảnh này, Hòa Thượng dạy cách dụng tâm là: “Việc tốt cần làm nên làm không công không đức” thì mới không bị Ma đến phá hoại, gây chướng nạn. Hòa Thượng nói rằng Ma đã tạo nghiệp quá nhiều, nếu để Ma tiếp tục tạo nghiệp thì bao giờ họ mới thoát ra.

Câu nói này như một dự ngôn nhưng là sự thật. Dự ngôn này cho thấy chúng ta phải dùng tâm chân thành thì chắc chắn không có rắc rối. Nếu oan gia trái chủ hận đến mức muốn lấy mạng nhưng vì cảm nhận tâm chân thành của chúng ta mà họ sẽ không đến hoặc nếu có đến thì đến để làm hộ pháp. Tuy nhiên, chỉ cần một ý niệm tự mãn là họ nhận ra ngay.

Hòa Thượng nói: “Dùng tâm chân thành đối đãi với mọi người là cảnh giới của Sơ Địa Biệt Giáo Bồ Tát Đại Thừa. Đây cũng chính là phá một phẩm vô minh, thấy được một phần chân tánh. Đây là cảnh giới pháp thân đại sỹ.

Hằng ngày chúng ta dùng một mảng tâm chân thành thì chúng ta đang bước vào cảnh giới của Sơ Địa Biệt Giáo Bồ Tát rồi. Nhưng cảnh giới này chúng ta không thường hằng, lúc trồi lúc sụt. Niệm trước và niệm sau luôn thay đổi. Niệm đầu là Bồ Tát và niệm sau là chúng sanh.

Hòa Thượng nói: “Nếu mỗi người chúng ta đều khơi dậy được tâm chân thành thì gọi là đạo cộng giới. Đạo chính là chân tâm. Đây là căn bản cứu cánh.” Nếu chúng ta không khơi dậy được tâm này thì chưa bước vào cảnh giới thấp nhất của Bồ Tát, khi đó, niệm Phật chắc chắn không thành công.